您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【cập nhật tỉ số】Hàng chè tàu

Empire7772025-01-10 18:17:34【Nhận Định Bóng Đá】7人已围观

简介Hỏi ấn tượng của một đoàn khách sau chuyến tham quan Thủy Biều (TP. Huế) nhân lễ hội thanh trà vừa m cập nhật tỉ số

Hỏi ấn tượng của một đoàn khách sau chuyến tham quan Thủy Biều (TP. Huế) nhân lễ hội thanh trà vừa mới kết thúc,àngchètàcập nhật tỉ số thật bất ngờ khi họ nhắc đến hàng chè tàu. “Nếu những hàng chè tàu mất đi, thay bằng những hàng rào xi măng thì sẽ không còn vườn nữa”, một du khách lý giải về việc vì sao họ lại ấn tượng với những hàng rào chè tàu ở Thủy Biều chứ không phải thanh trà hay nhà cổ.

Lời nhận xét của du khách khiến tôi mường tượng đến những hàng chè tàu trong những khu vườn cổ ở Huế. Những hàng chè tàu thấp ngang hông, với những chiếc lá  ô van nhỏ xíu hiền lành và duyên dáng, là ranh giới mềm giữa khu vườn này với khu vườn khác, giữa ngôi nhà này với ngôi nhà khác. Chính rào ngăn  xanh mềm mại ấy mà những khu vườn như nối tiếp nhau, rộng rãi, gắn kết, thoáng mát… trong một không gian mở thân thiện.

Cũng như Thủy Biều, những ngôi vườn cổ, làng cổ ở Huế đều không thể thiếu hàng chè tàu, như ở Lạc Tịnh Viên, An Hiên, Phủ Ngọc Sơn công chúa hay ở Phước Tích, Kim Long...

Trong những lần tha thẩn trên những nẻo đường xanh mát ở làng cổ Phước Tích, thật thảnh thơi khi thả mình giữa những lối đi có hàng chè tàu vừa cổ kính trong dáng mạo, vừa thanh xuân trong sắc lá. Và thật ngẫu nhiên, khi nhiều du khách đến Phước Tích cũng nói rằng, họ thích những hàng chè tàu hiền hòa ấy. Nó làm người ta quên đi cảm giác ngột ngạt “kín cổng cao tường” ở phố thị.

Trong một lần trò chuyện cùng Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Cẩm, cũng thật ngẫu nhiên khi ông nhắc đến vẻ đẹp của những hàng chè tàu ở Huế vào thu. “Đẹp quá. Nếu không giữ được thì tiếc lắm”, ông thốt lên một cách lo âu.

Trong một đánh giá tác động môi trường cách đây hơn chục năm của một dự án phòng chống biến đổi khí hậu ở Huế, các chuyên gia đã nhắc đến vai trò của hàng rào xanh trong kiến trúc đô thị, làng xã. Không có con số thống kê cụ thể nhưng các chuyên gia cho rằng, với xu hướng phân lô bán nền trong quá trình đô thị hóa, hàng rào xanh dần mất đi, thay thế cho hàng rào xi-măng, gạch, sắt, đá... Ngỡ như chỉ là vấn đề thẩm mỹ nhưng dưới góc độ khoa học, sự mất đi của những hàng rào xanh mảnh mai trong những ngôi nhà, trong những khu vườn lại là một trong những tác nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến môi trường.

Trở lại Thủy Biều cách đây hơn hai năm, khi bàn đến chuyện phát triển du lịch, bên cạnh những dự định, hướng mở, điều lãnh đạo địa phương quan tâm là sự mất đi của những hàng rào xanh, khi lác đác, vì lý do an ninh, vì muốn khép kín, vài khu vườn đã được rào dậu bằng những bức tường xi măng kiên cố. “Tại nhiều cuộc họp, chúng tôi đã tha thiết đề nghị tỉnh, thành phố có cơ chế nào đó để giữ nhà vườn, đất vườn. Nếu khi trồng thanh trà không hiệu qủa, đất có giá, người dân chia lô bán đất cũng đành chịu. Khi ấy làng sẽ không còn”, vị lãnh đạo ấy tha thiết.

Để bảo vệ giá trị những ngôi nhà cổ, tỉnh đã có cơ chế bảo tồn, phục hồi. Nhưng để giữ được nguyên vẹn những không gian xanh hiếm hoi còn lại ở Thủy Biều, Kim Long…, có lẽ cần cơ chế hỗ trợ lớn hơn, sâu hơn để bảo tồn các khu vườn, mà một phần hồn trong những không gian xanh ấy chính là hàng chè tàu.

Có thể ai đó cho rằng, đó là một đề xuất cực đoan. Nhưng nếu đã từng hòa mình vào không gian xanh ngát ở Thủy Biều, Kim Long, Phước Tích…, sẽ hiểu, vì sao du khách lại yêu hàng chè tàu và vì sao “nhà cây học” Đỗ Xuân Cẩm lại sốt ruột…

TIỂU MUỘI

很赞哦!(513)