【kqbd helsinki】Cộng đồng FDI hiến kế để Việt Nam 'hóa giải' thách thức thuế tối thiểu toàn cầu

Kocham: Ưu đãi dựa trên chi phí

Chính phủ Việt Nam đang đưa ra nhiều ưu đãi về thuế hấp dẫn,ộngđồngFDIhiếnkếđểViệtNamhóagiảitháchthứcthuếtốithiểutoàncầkqbd helsinki thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi thuế tối thiểu toàn cầu thực thi thì ưu đãi về thuế này không hấp dẫn nữa. Hay nói cách khác, chính sách này sẽ vô hiệu hóa hiệu quả của ưu đãi thuế.

Chính vì vậy, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) khuyến nghị: Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, bảo vệ quyền đánh thuế của mình, điều này rất cấp thiết.

Doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang rất lo lắng về thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Lương Bằng

Một số giải pháp được đại diện Kocham đề xuất là ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Điểm mạnh của chính sách này sẽ ngăn chặn chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giúp khuyến khích đầu tư thực chất vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp đưa ra phương án đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Hình thức ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư đang được nhiều quốc gia áp dụng, Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của quốc tế thì nên áp dụng luật chơi chung.

EuroCham: Cần hình thức ưu đãi trực tiếp hơn

Về thuế, để khắc phục tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu (GMT) sắp tới, Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề xuất các biện pháp khuyến khích đầu tư, bao gồm miễn thuế nhập khẩu, kéo dài thời gian miễn thuế đất và ưu đãi dựa trên chi phí, đặc biệt là chi phí nghiên cứu và phát triển.

Hiện tại, các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chủ yếu là hình thức ưu đãi trên thu nhập, tức là chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có thu nhập chịu thuế thì khi ấy mới có thể hưởng các lợi ích từ ưu đãi thuế. Trong khi đó, các hình thức ưu đãi trực tiếp về mặt chi phí chưa phổ biến theo quy định tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp thường chưa có lãi trong các năm đầu hoạt động do chi phí cố định phát sinh lớn đối với các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nghiên cứu phát triển.

Theo đó, những doanh nghiệp này sẽ cần các hình thức ưu đãi trực tiếp hơn, như ưu đãi hỗ trợ về mặt chi phí, như hỗ trợ chi phí đối với các khoản đầu tư vào hạ tầng, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoặc chuyển giao công nghệ, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn các hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển, cũng như chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

EuroCham khuyến nghị cân nhắc bổ sung các chính sách ưu đãi về mặt chi phí (ví dụ như hỗ trợ chi phí đối với các khoản đầu tư vào hạ tầng, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoặc chuyển giao công nghệ) để khuyến khích các dự án trong các lĩnh vực ưu tiên có chọn lọc. Ví dụ như các dự án có vốn đầu tư lớn, đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, v.v... ); các dự án phát sinh các chi phí đầu tư lớn công nghệ, nghiên cứu phát triển lớn, như lĩnh vực công nghệ cao, dự án nghiên cứu phát triển, sản xuất phương tiện chạy bằng điện.

Thuế tối thiểu tác động mạnh đến thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Đại diện Samsung Việt Nam: Cần đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam

Việt Nam cần xây dựng các cơ chế về khoản hỗ trợ nhằm bổ sung hoàn thiện cho phần ưu đãi bị sụt giảm của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Tuy nhiên, phương án triển khai các khoản hỗ trợ bằng tiền này sẽ được xây dựng tiêu chuẩn áp dụng tùy theo đặc tính của từng loại hình doanh nghiệp 

Thứ hai, xin được nhấn mạnh chi tiết để có được nguồn tài chính cho các khoản hỗ trợ bằng tiền, cần đảm bảo quyền đánh thuế bằng cách áp dụng cơ chế Nội luật hoá quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu (QDMTT).

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo, trong đó khuyến nghị các quốc gia nhận đầu tư nên áp dụng cơ chế QDMTT để giữ quyền đánh thuế đối với phần thuế bổ sung 

Ngoài ra, OECD cũng cung cấp các công thức tính toán như thuế suất hiệu quả, thuế bổ sung... để các quốc gia nhận đầu tư có thể dễ dàng áp dụng, vừa tránh vấn đề đánh thuế hai lần, đặc biệt khi Việt Nam vận hành quản lý theo hệ thống thuế quốc tế, sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống thuế Việt Nam. 

Không chỉ vậy, hiện tại các nền kinh tế như Singapore, Hồng Kong (Trung Quốc), Malaysia... cũng đang chuẩn bị để áp dụng QDMTT, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng nên áp dụng. 

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh: Dự kiến nâng thuế tối thiểu lên 15%

Trong chương trình BEPS, đặc biệt Trụ cột 2, Việt Nam theo dõi sát động thái các nước trên thế giới và có báo cáo, kiến nghị cụ thể tới Chính phủ. Tổ công tác chuyên về Trụ cột 2 của Chính phủ, với sự tham gia của các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, đã đưa ra được quy chế hoạt động. Bộ Tài chính cũng có dự thảo các biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó, tận dụng cơ hội từ các cải cách chính sách thuế toàn cầu.

Về các giải pháp chính sách thuế, trước mắc chúng tôi dự kiến sẽ đưa mức thuế tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp và các tập đoàn chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu theo khung của OECD. Tiếp theo là ban hành các quy định, quy chế về khấu trừ thuế tại nguồn tại Việt Nam.

Về trung hạn, kiến nghị sửa đổi các ưu đãi thuế bảo vệ nguồn thu trong nước; ban hành thuế tối thiểu 15%; ban hành ưu đãi thuế theo hướng hỗ trợ các chi phí đầu tư, đào tạo lao động; hỗ trợ cho tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường.

Loạt ông lớn ngoại hưởng thuế dưới 15% tại VN, áp thuế toàn cầu ai đi ai ở?Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc lo ngại các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn nhiều tác dụng khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó đặt ra thách thức đối về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.