Trao đổi với báo giới,àÔLongTEAPlusVỏNhậtruộtChinaCụctrưởngCụcATTPnóigìkết quả vô địch nhật bảnông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Cục ATTP sẽ yêu cầu tập hợp và kiểm tra thông tin Ô long TEA+ Plus quảng cáo "chất lượng Nhật Bản" nhưng lại nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Như Chất Lượng Việt Nam đã phản ánh, vụ việc được công khai sau khi lộ ra tờ khai nhập khẩu của Công Ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 12/2015 thể hiện mặt hàng nhập khẩu là “Bột trà ô long-Instant Oolong tea powder SUN60 (Qui cách đóng gói: 20kgs/1 carton)”, nơi nhập khẩu là Việt Nam, nguồn gốc xuất xứ ghi “CN” (viết tắt China, tức Trung Quốc - PV).
Phương thức vận chuyển loại bột trà này là đường biển. Đơn vị đối tác là Công ty SUNTORY BEVERAGE & FOOD ASIA PTE.LTD, Tên doanh nghiệp XNK là Công Ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam.
Từ những thông tin trên có thể nhận định Trà Ô Long lấy nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng mượn danh trà Nhật Bản để đánh lừa người tiêu dùng. Thông tin này khiến người tiêu dùng không khỏi bất bình và nghi ngờ về những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam của Trà Ô Long, trong khi đơn vị này từng được Bộ Công Thương trao tặng danh hiệu “Thương hiệu vàng thực phẩm năm 2014”.
Nếu việc Suntory PepsiCo đã đặt lợi ích lên trên cả sức khỏe người tiêu dùng là sự thật thì quả là Suntory PepsiCo đã không giữ chữ tín, không giữ được đạo đức kinh doanh của tập đoàn đã có thương hiệu, đã có chỗ đứng trong niềm tin của người tiêu dùng.
Nói về vấn đề đạo đức kinh doanh, TS.Vương Ngọc Tuấn - Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Khi các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì phải nói đúng bản chất, vấn đề, chất lượng sản phẩm phải đảm bảo còn nguồn nguyên liệu thì có thể khắp mọi nơi. Họ đừng quảng cáo để người tiêu dùng nhầm lẫn hay nói quá đi là lừa dối người tiêu dùng”.
TS Tuấn nhấn mạnh: "Một doanh nghiệp làm ăn chân chính không bao giờ làm như thế, họ phải thể hiện đúng bản chất của mình. Họ phải có trách nhiệm với xã hội, với người tiêu dùng, sản xuất cái gì phải công bố chất lượng cái đó và phải công bố chính xác nguồn gốc xuất xứ của chính sản phẩm đó cũng như chất lượng sản phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Cái quan trọng nhất là niềm tin của người tiêu dùng, một khi thông tin không chuẩn xác mà người tiêu dùng phát hiện ra thì họ sẽ không còn lòng tin với sản phẩm và doanh nghiệp đó nữa thì là họ tự hại họ".
Sting dâu của PepsiCo từng bị tố có dị vật giống 2 con nhện Ngày 22/11/2015, anh Trương Đình Chính (quê Cẩm Thủy, Thanh Hóa) mua 3 chai Sting dâu dung tích 330ml của công ty Pepsico Việt Nam tại một tiệm tạm hóa gần nhà. Sau khi uống hết 2 chai, anh Chính tá hỏa phát hiện chai thứ 3 dù chưa mở nắp nhưng có 2 dị vật hình dáng giống con nhện đã chết. Sau đó, anh Chính gọi vào số điện thoại in trên bao bì để phản ánh với nhà sản xuất. Ngay ngày hôm sau, 23/11/2015, có hai cán bộ xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty Pepsico Việt Nam từ Hà Nội xuống Bắc Ninh gặp anh Chính để lập biên bản về sự việc và mong muốn được đổi lại sản phẩm. Tuy nhiên, anh Chính không đồng ý và yêu cầu có phía công ty có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng hơn. Sau đó, anh Chính nhận được một văn bản của Giám đốc chất lượng Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam Bùi Hồng Lương ký ngày 14/12/2015. Theo nhận định của Pepsico Việt Nam, nhìn bằng mắt thường nắp chai trong tình trạng đóng, vòng nhựa niêm nắp có vết trầy xước. Tuy nhiên anh Chính cho rằng lời giải đáp này chưa thỏa đáng và bày tỏ sự thất vọng về cách hành xử của Pepsico Việt Nam. |
Thanh Yến