Bài toán đổi mới sáng tạo cho ngành cơ khí chế tạo Hà Nội: Tạo cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp làng nghề phát triển Thiếu “đầu tàu” dẫn dắt doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, thông minh được giới thiệu tại triển lãm. |
Theo Ban tổ chức Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Hà Nội 2024) đang diễn ra từ ngày 2 đến 4/10/2024 tại Hà Nội, cùng với tình hình kinh tế tiếp tục có những dấu hiệu tích cực, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,7%. Trong năm 2023, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được trên 23,5 tỷ USD vốn FDI, chiếm 64,2% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng 39,3% so với năm 2022, trở thành ngành thu hút vốn FDI lớn nhất trong tổng số 18 ngành kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án, chiếm 33,7% và điều chỉnh vốn, chiếm 54,8%. Kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo năm qua cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng vào tiềm năng và môi trường kinh doanh thuận lợi của ngành tại Việt Nam.
Năm nay, có 2.166 doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật năm 2024. Sản xuất thép là một trong những ngành có nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách này. Triển lãm sẽ đem đến các giải pháp công nghệ mới để doanh nghiệp trong ngành thực hiện cam kết.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn cũng đang trỗi dậy, thu hút đầu tư từ nhiều các tập đoàn lớn trong ngành vi mạch bán dẫn quốc tế.
Theo dự báo của Statista, trong giai đoạn 2024 - 2029, doanh thu dự kiến ngành bán dẫn sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 11,48%, mang lại giá trị thị trường là 31,39 tỷ USD vào năm 2029, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.
MTA Hanoi được kỳ vọng hỗ trợ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc cung cấp công nghệ tiên tiến cho ngành công nghệ cơ khí, chế biến, chế tạo truyền thống và những lĩnh vực sản xuất trẻ đầy triển vọng như bán dẫn.
Hạng mục được trưng bày tại MTA Hanoi 2024 tập trung vào máy cắt kim loại/kim loại tấm; máy định hình kim loại; khuôn mẫu, khuôn đúc; hệ thống, phần mềm tạo mẫu; công nghệ xử lý bề mặt, xử lý nhiệt; công nghệ hàn; công nghệ tự động hóa cùng nhiều thiết bị, hệ thống phụ trợ khác.
Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có một số hội thảo như: “Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net-Zero”; “Phát triển chuỗi cung ứng ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, “Nâng cao năng lực ODM: Chìa khóa cho mô hình gia công chế tạo cạnh tranh và có giá trị cao”…