Thể thao

【wap.bongda】Huyền thoại những ngôi trường

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Cách đây 70 năm, giữa bưng biền Nam Bộ, nhiều trường thiếu sinh quân của khu Tây Nam Bộ đã hìn wap.bongda

Báo Cà Mau(CMO) Cách đây 70 năm, giữa bưng biền Nam Bộ, nhiều trường thiếu sinh quân của khu Tây Nam Bộ đã hình thành, nuôi nấng và đào tạo nhiều thế hệ “hạt giống đỏ” cho cách mạng. Hết kháng Pháp, đến chống Mỹ, rồi thời kỳ hoà bình, các trường thiếu sinh quân luôn là “địa chỉ đỏ” tin cậy, hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sử và kỳ vọng to lớn của Đảng, của Nhân dân.

Ngay những ngày đầu kiến quốc, năm 1948, Trường Thiếu sinh quân Quân khu 9 đã tổ chức khai giảng ở giữa vùng Vĩnh Thuận, Kiên Giang. Bức thư bằng máu của học viên thiếu sinh quân gởi Bác Hồ thể hiện ý chí, khát vọng và sức vóc của những người con miền Nam khi vận mệnh đất nước lâm nguy. Kể từ đó, mái trường thiếu sinh quân đã có những đóng góp to lớn vào hành trình giành lại hoà bình, độc lập dân tộc và kiến thiết, xây dựng quê hương.

Quyết định thành lập Trường Thiếu sinh quân của Khu Tây Nam Bộ nhằm đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng đã mở ra những trang sử oanh liệt, vinh quang. Trung tướng Nguyễn Việt Quân, nguyên Chính uỷ Quân khu 9, nhận định: “Hệ thống trường thiếu sinh quân là mô hình học tập, đào tạo nhân lực hết sức độc đáo của miền Nam nói riêng, của Việt Nam nói chung”.

Trong điều kiện kháng chiến gian khó, ác liệt, hệ thống trường thiếu sinh quân vẫn được nhân rộng, phủ khắp miền Tây Nam Bộ. Từ những mái trường ấy, biết bao thế hệ tinh anh đã trưởng thành, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Trung tướng Nguyễn Việt Quân lớn lên từ mái trường Lý Tự Trọng, chia sẻ: “Lúc thành lập, Trường Lý Tự Trọng thuộc quản lý của Khu, nhưng về mô hình học tập cũng giống như các trường thiếu sinh quân thôi”.

Anh Ba Việt Quân - "Vị tướng bình dân" (cách gọi trìu mến mà mọi người dành cho anh) hồi nhớ: “Thời điểm đó là năm 1962, chúng tôi còn nhỏ lắm, đứa lớn nhất cũng hơn 10 tuổi. Trường đóng ở vùng nông thôn nghèo tại Giá Rai, Bạc Liêu, sau đó di chuyển đến vùng Khánh Hải, Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”. Trung tướng Nguyễn Việt Quân bồi hồi xúc động: “Trường đi tới đâu, dân cưu mang tới đó. Không có bà con, thầy trò chúng tôi chắc không thể cầm cự”.

Trung tá Hoàng Thanh Sơn, học viên trường thiếu sinh quân của Cục Chính trị, Quân khu 9 (hiện đang là Trưởng Ban Liên lạc Trường Thiếu sinh quân, Quân khu 9) cho biết: “Quân khu có các trường thiếu sinh quân của Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Đoàn 962 và 5 tỉnh, thành Tây Nam Bộ”. Ông Sơn không thể nào quên những kỷ niệm về mái trường thân thương ấy: “Trường chúng tôi làm lễ khai giảng tháng 6/1973 tại rạch Cây Thông, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá”.

Hồi ấy, trường có 3 lớp, gọi tắt là K1, K2 và K3. Sau đó, trường di chuyển về vùng Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Một kỷ niệm làm ông Sơn không thôi ám ảnh: “Vào năm 1974, trường bị địch phát hiện và bắn pháo vào”.

Khi ấy, thầy trò đang ăn cơm, trái pháo rơi trúng mâm cơm. Ông Sơn kể lại: “Có bạn bị thương bể ổ bụng, hầu như nội tạng xổ ra ngoài nhưng vẫn còn nhận thức được. Hoảng loạn quá, chúng tôi đổ thau canh rau rồi lấy thau úp lại. Vì vết thương nặng quá, mất máu nhiều, bạn đã hy sinh. Trái pháo oan nghiệt đã khiến thầy Giao, bạn Kim Cương, bạn Bình và bạn Tiên mãi mãi nằm lại ở vùng đất Thứ 11".

Tự hào về ngôi trường của mình, ông Sơn thông tin: “Học viên của trường sau này có những cá nhân ưu tú, trở thành tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Nhân dân Việt Nam như Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, nhiều người giữ các chức vụ quan trọng như đồng chí Trần Chí Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh và nhiều rất nhiều người thành đạt”.

Gặp cô Cao Thanh Mai, nguyên giáo viên của Trường Thiếu sinh quân Quân khu giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cô cho biết: “Trường thiếu sinh quân có truyền thống đầy tự hào, sự kế thừa và tiếp nối liên tục. Từ mái trường này, nhiều học viên ưu tú đã trưởng thành, giữ các vị trí trọng yếu của Đảng, Nhà nước và quân đội”. Chủ trương xuyên suốt của trường thiếu sinh quân là đào tạo con em cán bộ, quân đội, con em người dân tộc trong môi trường đặc thù, tìm kiếm những hạt giống để gởi các trường đào tạo ở bậc cao hơn.

Trung tướng Nguyễn Việt Quân khẳng định: “Quan điểm của tôi là ủng hộ việc duy trì trường thiếu sinh quân, bởi đây là mô hình giáo dục độc đáo, hiệu quả mà chỉ có nước ta mới thực hiện. Đóng góp của các thế hệ thầy, trò nhà trường là vô cùng to lớn”.

Sau giải phóng, hệ thống trường thiếu sinh quân hợp nhất, tiếp tục là mái nhà chung của các thế hệ của những con người đã giành được tự do, độc lập. “Miền Nam đi trước về sau”, núm ruột yêu thương của đất nước tiếp tục phải bước vào cuộc chiến vệ quốc dọc tuyến biên giới Tây Nam. Các thế hệ thiếu sinh quân Quân khu 9 trở thành một trong những lực lượng nòng cốt trong đoàn quân chiến thắng trở về.

NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT CỦA TRUNG ĐOÀN 962

Có một điều đáng tự hào, mảnh đất Cà Mau là nơi đứng chân của hầu hết các trường thiếu sinh quân của Quân khu 9 qua các giai đoạn. Đến năm 1973, tại vùng Nguyễn Huân, Đầm Dơi, Trung đoàn 962 quyết định thành lập Trường Thiếu sinh quân 373 và Trường Hàng hải 673. Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 962, bộc bạch: “Có nhiều người nói rằng việc thành lập trường là nhận thức chiến lược này nọ, thật ra với chúng tôi lúc đó là công việc cần thiết, cấp bách và phải làm”. Điều này thể hiện sức sáng tạo, sự chủ động của một đơn vị cấp trung đoàn. Đại tá Khưu Ngọc Bảy kể rằng: “Hồi đó, lãnh đạo cấp trung đoàn như chúng tôi cũng đi xuồng chèo miết, anh em chiến sĩ vất vả lắm, mình thấy cũng sốt ruột chớ”.

Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962, người luôn theo sát quá trình hình thành, hoạt động của Trường 373 và 673.

Còn một điều nữa mà sau này Đại tá Khưu Ngọc Bảy thừa nhận: “Trời đất ơi, nhìn lại lực lượng của mình toàn thấy ông già không à, phải có lớp trẻ để kế thừa, phát triển”. Nhắc đến đây, ông Bảy bồi hồi: “Ngày đó, chú Mười Lang (Lý Hoàng Lang, Chính uỷ Trung đoàn 962 thời điểm ấy) chạy đôn, chạy đáo để xin ý kiến Quân khu. Ban đầu cũng có chút khó khăn, nhưng sau đó cả 2 ngôi trường được thành lập”.

Thiếu tướng Phan Hoàng Thụ, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, nhớ lại: “Hồi ấy tôi 15 tuổi, lớp hàng hải đầu tiên ngày đó hơn 10 người, là học sinh lựa chọn từ bên Thiếu sinh quân 373”. Nhà trường đào tạo 2 khoá, là cơ điện và hàng hải, nhưng nôm na là dạy làm thợ máy và lái tàu. Trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn, nhưng Trường 673 được bảo vệ nghiêm ngặt, đặt tại khu vực rừng chồi vùng Nguyễn Huân. Nhớ về mái trường khi xưa, Thiếu tướng Thụ miêu tả: “Trường cất mái lá, xung quanh làm cầu đước để đi. Trường được bảo vệ nghiêm ngặt lắm, bạn bè chúng tôi vừa học bổ túc văn hoá, vừa học kỹ thuật”.

Đại tá Khưu Ngọc Bảy cùng lãnh đạo Lữ đoàn 962 (tiền thân là Trung đoàn 962) tặng quà cho các gia đình có công cưu mang, che chở cho Trường Thiếu sinh quân 373 và Trường Hàng hải 673 trong chuyến về nguồn tại xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Đến ngày 30/4, các học viên của Trường 673 được biên chế vào các đơn vị tiếp quản khí tài, máy móc và phương tiện quân sự của địch khắp miền Nam. Chính lúc này, Đại tá Khưu Ngọc Bảy nhấn mạnh: “Hiệu quả của các Trường 673 được phát huy tối đa. Các em nhanh chóng làm chủ phương tiện tàu biển, tiếp quản an toàn”. Thiếu tướng Thụ tham gia đơn vị tiền tiêu ở Ông Đơn làm thuyền trưởng, rồi vòng sang Rạch Giá. Kể về quá trình học tập, ông Thụ cho biết: “Mình học chay là chủ yếu, các thầy là những người đi biển dạn dày trên các chuyến tàu không số. Lúc thực tập thì đi ra Hòn Khoai vào ban đêm”. Kỷ niệm về mái trường, Thiếu tướng Thụ mỉm cười: “Bạn Ngô Ba bị rắn cắn, tôi chẳng biết rắn gì, vậy là lấy hàn the, phèn chua cho bạn uống. Cũng may mắn là bạn không sao hết”.

Chú Trần Minh Tổng, nguyên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hậu Giang, kể: “Tôi ở Phong Điền, Cần Thơ, ba của tôi gởi xuống Cà Mau vô Trường Lý Tự Trọng. Tôi đi bộ xuống Cà Mau hết 18 ngày, mình còn nhỏ quá nên chưa biết sẽ học cái gì, ăn ở ra sao”.

Rồi Trường 373 tuyển sinh, chú Tổng được theo học, sau đó sang Trường 673 học khoa cơ điện. Chú Tổng chia sẻ: “Hồi đó bà con vùng Đầm Dơi hết lòng, hết dạ cưu mang thầy trò chúng tôi. Nhớ chú Hai Qua đã nuôi dưỡng tôi suốt một thời gian dài”.

Ngày ấy, cứ đến tối là gia đình và học viên thiếu sinh quân ngồi lại kiểm điểm những việc làm, lời nói, cử chỉ trong ngày, xem có gì khiếm khuyết thì nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa. Ngày nghỉ, cả thầy trò cùng xúm xít lao động, cải hoạt hoặc giúp đỡ bà con. Thầy trò sống giữa tình thương của người dân, dành cho nhau sự trân trọng, thương yêu còn hơn ruột thịt.

Với chú Tổng: “Các thầy ngày xưa giỏi lắm, chẳng có giáo trình cụ thể nào, chỉ với trí nhớ và kinh nghiệm thực tế mà truyền đạt cho chúng tôi một khối lượng kiến thức vô cùng hữu dụng. Học tới đâu là hiểu và làm được tới đó”.

Ngày tiếp quản, học viên 673 đã trong tư thế người làm chủ thực sự, các tàu thuyền của chế độ cũ để lại được chúng ta tiếp quản nhanh chóng. Chú Tổng cho biết chi tiết: “Mỗi tàu như vậy anh em chúng tôi kèm thêm 1, 2 người của chế độ cũ mà ta lưu dụng lại. Chúng tôi vừa học thêm, vừa làm quen với các phương tiện tối tân. Phải nói là rất sung sướng, hồi đó giờ toàn đi xuồng chèo mà”.

Nói về những đóng góp của Trường 673, Đại tá Khưu Ngọc Bảy kết luận ngắn gọn: “Đó là ý chí, là khát vọng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của đơn vị cho giai đoạn cách mạng tiếp theo”. Có Trường 673, miền Nam sau giải phóng không bỡ ngỡ khi có ngay lực lượng nhân lực đủ trình độ, năng lực làm chủ các phương tiện tàu thuyền hiện đại của giặc để lại. Không chỉ vậy, sau này khi chiến tranh biên giới nổ ra, học sinh Trường 673 cũng là những hạt nhân nòng cốt trên mặt trận biển đảo Tây Nam. Ông Bảy nhấn mạnh: “Có một điều tự hào, đó là Trung đoàn 962 là trung đoàn duy nhất của Quân khu mở được trường thiếu sinh quân. Tự hào hơn khi các em đều trưởng thành, sau này đã viết tiếp những trang sử vẻ vang cho đơn vị”.

Trường thiếu sinh quân đã trở thành nơi nuôi dưỡng tinh anh của quê hương, đất nước./.

Phạm Quốc Rin

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap