【kết quả ý hôm nay】Lụa Vạn Phúc: Làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với hành trình bảo tồn và vươn xa

Làng dệt truyền thống với sản phẩm đa dạng

Làng lụa Vạn Phúc hay còn được gọi là Làng lụa Hà Đông nằm ở ngay bên bờ sông Nhuệ thuộc phường Vạn Phúc,ụaVạnPhúcLàngnghềnghìnnămtuổitrăntrởvớihànhtrìnhbảotồnvàvươkết quả ý hôm nay quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Với lịch sử tồn tại hơn một nghìn năm, Vạn Phúc là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam.

Lụa Vạn Phúc: Làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với hành trình bảo tồn và vươn xa
Cổng Làng Lụa Vạn Phúc hôm nay. Ảnh Tạ Thu Hương

Hiện nay, tại làng Vạn Phúc có khoảng trên 60 hộ gia đình làm nghề dệt lụa với xấp xỉ 200 khung dệt. Hầu hết các doanh nghiệp, hộ gia đình đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm hơn 60% doanh thu của toàn bộ làng nghề.

Lụa Vạn Phúc: Làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với hành trình bảo tồn và vươn xa
Du khách thăm quan, mua sắm lụa Vạn Phúc. Ảnh Tạ Thu Hương
Lụa Vạn Phúc nay có nhiều mẫu mã đa đạng nhưng loại lụa đắt tiền, nổi tiếng nhất, được mệnh danh là “tinh túy của nghề lụa Hà Đông” với chất liệu mỏng mịn, không dạt sợi, có cả hoa nổi và chìm là lụa Vân. Lụa Vân được ưa chuộng và bán với giá 480.000 đồng/mét.

Mỗi một cửa hàng ở lụa Vạn Phúc lại có cách bài trí sáng tạo riêng để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, nhưng điểm chung tại khu chợ này đó là các mẫu mã sản phẩm đa dạng từ khăn, áo, quần, áo dài, cũng như rất nhiều sản phẩm trang trí đều được làm từ lụa với màu sắc rực rỡ, tươi mới.

Nếu như ngày xưa, lụa Vạn Phúc chỉ may chủ yếu là áo cánh, áo sơ mi thì hiện tại, cũng với chất liệu chính là tơ tằm, người nghệ nhân đã sáng tạo hơn khi biết kết hợp để may vest, các bộ váy hiện đại… để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, để phong phú hơn thì lụa tơ tằm còn được kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để cho ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lụa Vạn Phúc: Làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với hành trình bảo tồn và vươn xa
Du khách chọn mua lụa làm quà biếu, tặng người thân. Ảnh: Tạ Thu Hương

Bên cạnh đó, khi đến với chợ lụa Vạn Phúc, du khách sẽ bị thu hút bởi những sản phẩm thủ công lưu niệm như khăn quàng, túi, nón, cà vạt, móc khóa,… với mẫu mã đẹp, bắt mắt. Bạn Thu, sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội, rất thích thú khi đến làng lụa Vạn Phúc, chia sẻ: “Với mức giá 50.000 - 120.000/sản phẩm lưu niệm thì mình thấy đây là một mức giá khá hợp lý để mua về làm quà cho người thân, bạn bè sau chuyến tham quan làng lụa.”

Đưa nghề dệt truyền thống vươn xa

Hiện nay, nguồn nguyên liệu để làm nên một tấm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ Bảo Lộc (Lâm Đồng). Vì quy trình trồng dâu, nuôi tằm đòi hỏi phải có diện tích lớn, khí hậu phù hợp.

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, cho biết: “Làng lụa Vạn Phúc đã có bề dày lịch sử, cho nên để giữ gìn nghề truyền thống này thì các thế hệ hậu sinh như chúng tôi tiếp tục học hỏi nghề truyền thống cha ông để lại. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay thì cũng phải vận dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh để giảm bớt sức lao động của con người mà giá trị của lụa truyền thống vẫn được giữ nguyên như ngày xưa để lại.”

Lụa Vạn Phúc: Làng nghề nghìn năm tuổi trăn trở với hành trình bảo tồn và vươn xa
Ông Phạm Khắc Hà (bên khung dệt lụa truyền thống), trăn trở với sự tồn tại, phát triển của làng nghề Văn Phúc. Ảnh: Tạ Thu Hương

Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến việc giữ gìn nghề truyền thống như: hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên, dạy sửa máy dệt cho những người đã từng tham gia nghề. Các lớp học dạy kỹ năng giao tiếp cho những hộ kinh doanh cũng được tổ chức để tuyên truyền về cách ứng xử văn minh, lịch sự, không chèo kéo làm ảnh hưởng đến hình ảnh của làng nghề.

Đến nay, lụa Vạn Phúc đã khẳng định được thương hiệu nhưng cũng đang gặp phải nhiều thách thức. Ngay tại làng lụa Vạn Phúc hàng giả, hàng nhái trộn lẫn với hàng thật bán tràn lan đã và đang làm giảm uy tín chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, làng Vạn Phúc đã có những chính sách, biện pháp thích hợp để lưu giữ và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống.

“Lụa Vạn Phúc đã đăng ký thêm một thương hiệu nữa đối với Hội làng nghề với Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tham gia rất nhiều hội chợ của thành phố cũng như nước ngoài, để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm” - ông Phạm Khắc Hà khẳng định.

Đối với những hộ kinh doanh, ngoài những sản phẩm của địa phương thì vẫn được phép được kinh doanh những sản phẩm khác, nhưng khu vực trưng bày sản phẩm phải riêng biệt, sản phẩm được niêm yết giá, xuất xứ rõ ràng theo quy định của Nhà nước, tránh để cho khách hiểu lầm, lẫn lộn sản phẩm.

Lụa Vạn Phúc hiện nay chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và xuất đi nước ngoài chủ yếu theo đường tiểu ngạch qua một đơn vị trung gian chứ không xuất trực tiếp một phần vì chi phí khá lớn, một phần vì chưa đủ năng lực.

Bên cạnh đó, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ để phát triển du lịch bền vững, quảng bá sản phẩm của làng Vạn Phúc.