Không thể có tinh dầu ngô tự nhiên
Theơquanchứcnăngcầnkiểmtranguồngốcsữangôgiải bóng đá nữ nhật bảno như khảo sát của Chất lượng Việt Nam về việc hiện nay trên thị trường bán tràn lan sản phẩm tinh dầu ngô có nhãn hiệu Mỹ Linh nhưng không rõ địa chỉ, thành phần và hạn sử dụng. Trong khi đó, chai này có màu vàng và mùi hương của ngô non. Chỉ cần một ít tinh dầu này đã có thể pha được nhiều cốc sữa ngô bán cho khách hàng.
Cần xác minh nguồn gốc loại tinh dầu được sử dụng làm sữa ngô
Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia về tinh dầu ngô, PGS.TS Trần Huy Thái, phó viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cho hay, cây ngô không phải là loại cây dùng để khai thác tinh dầu. Mùi của ngô cũng không phải mùi thơm đặc trưng nên không được sử dụng để chiết xuất tinh dầu. Không những thế, cây ngô không có tinh dầu, nếu có cũng dạng vết nên khó có thể tách chiết ra những chai tinh dầu bán tràn lan trên thị trường.
“Cây ngô cũng như cây gạo chỉ là những cây cho thực phẩm, rất ít tinh dầu. Vì thế khó có thể tách ra để làm thành tinh dầu ngô. Những cây có tinh dầu như sả, bạc hà, húng, mùi... Có thể phát hiện ra những cây có tinh dầu bằng cách ngắt lá và vò thấy có nước và mùi thơm”, PGS.TS Trần Huy Thái phân tích thêm.
Vì thế, theo các chuyên gia, không thể có tinh dầu ngô tự nhiên bán trên thị trường. Và cần làm rõ nguồn gốc của tinh dầu đó là từ đâu? Cho chất gì vào đó để được ra mùi ngô non như phản ánh?...
Nguy cơ tinh dầu hóa chất
Ở phương diện khác, PGS.TS Trần Minh Hợi, phòng tài nguyên thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, bản chất tinh dầu có hai loại là tinh dầu tự nhiên và tinh dầu nhân tạo. Tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ các loại cây cho dầu. Còn tinh dầu nhân tạo được pha bởi các dung môi hóa chất và hương liệu tạo nên hương thơm tổng hợp tựa như mùi hương tự nhiên. Khi sử dụng tinh dầu nhân tạo có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe hơn tinh dầu tự nhiên.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, tại Viện sinh thái tài nguyên sinh vật khi chiết xuất tinh dầu không chứa chất bảo quản đều phải bảo quản trong tủ lạnh và đậy kín. Về cơ bản, tinh dầu có thể để được vài tháng, không bị biến tính (biến đổi tính chất) nhưng dễ bay hơi. Đối với sản phẩm tổng hợp, có thể dựa trên hàm lượng, mùi thơm của sản phẩm tự nhiên để cho các hóa chất vào nhằm mục đích làm giống tự nhiên.
Còn ThS Nguyễn Thục Quyên, Công ty cổ phần thực phẩm Hà Nội cho rằng, tất cả các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có các thông tin cụ thể chắc chắn là sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Trước thực tế hiện nay tinh dầu, hương liệu hóa học được sử dụng tràn lan thì sản phẩm do Vietq phát hiện không loại trừ sử dụng chất hóa học pha chế.
“Sữa ngô tự nhiên rất tốt cho sức khỏe vì sử dụng ngô non xay cùng sữa. Nhưng nếu dùng tinh dầu hóa chất công nghiệp để pha cùng nước làm ra cốc sữa ngô thì vô cùng độc hại. Bởi cơ thể phải tiếp nhận hóa chất sẽ tồn dư sau đó phát ra nhiều bệnh khác nhau. Điều này cần sự vào cuộc của các đơn vị chức năng tương tự như nước trà chanh trước đây”, ThS Nguyễn Thục Quyên nhấn mạnh.
Thu Hiền
Mổ dép Trung Quốc, thấy chất lạ gì trong đó?