您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【nhận định giải trung quốc】Lằn ranh mong manh

Empire7772025-01-10 16:13:54【Thể thao】9人已围观

简介Đừng để những bước chân đến trường của các em thêm nặngDù ban giám hiệu các trường cũng như lãnh đạo nhận định giải trung quốc

Đừng để những bước chân đến trường của các em thêm nặng

Dù ban giám hiệu các trường cũng như lãnh đạo ngành giáo dục luôn lý giải rằng đó là chủ trương “xã hội hóa giáo dục” của nhà nước,nhận định giải trung quốc là “ủng hộ tự nguyện” của cha mẹ học sinh, là nhà trường chỉ “thu hộ” cho đoàn, đội, hội... thì vẫn không thuyết phục được dư luận về những khoản thu, quá nhiều khoản thu, với số tiền có nơi lên đến hàng triệu đồng. Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng, quá đúng, nhưng tại sao phụ huynh vẫn bức xúc, dư luận vẫn bất bình?

Trong tờ giấy mà nhà trường liệt kê đóng góp của học sinh, những khoản được ghi là “thu hộ” luôn chiếm số lượng nhiều nhất, đó là: các loại bảo hiểm y tế, thân thể, tai nạn; phí Đoàn, Đội, Chữ thập đỏ, phí giữ xe, phí vệ sinh, nước uống, đồng phục, bảng tên, phù hiệu, sổ liên lạc, phí tiếng Anh tăng cường, phí phục vụ bán trú... Đồng phục cũng “thu hộ” đến ba loại: áo - quần - váy, áo ấm, áo quần thể dục. Rồi thì đủ thứ quỹ: quỹ lớp, quỹ trường, quỹ khuyến học, quỹ của hội cha mẹ học sinh lớp khác với quỹ hội cha mẹ học sinh trường...

Theo cách gọi này thì trường chỉ “thu hộ” cho phụ huynh và học sinh, thay vì họ tự nộp, tự mua sắm lấy. Nhà trường đang giúp đỡ cho phụ huynh, mà sao họ lại không vui, thậm chí bất bình? Ngoại trừ bảo hiểm y tế là bắt buộc, các loại bảo hiểm thương mại khác đều mang tính tự nguyện, sao nhà trường vẫn cứ “thu hộ” khiến cho cha mẹ học sinh không thể từ chối? Vài nơi còn có khoản “thu hộ” thật kỳ lạ: tiền chụp ảnh của lớp và trường (!?)...

Đã thu học phí rồi, các trường lại thu thêm phí: giấy thi, photocopy tài liệu, thư viện... Chẳng lẽ việc thi cử là hoạt động ngoài học hành hay sao? Và phải chăng, đọc sách thư viện không nằm trong hoạt động của nhà trường?

Sau “thu hộ” là những khoản “ủng hộ tự nguyện” không ghi trong tờ giấy ấy, vì nó là khoản đóng góp không do nhà trường bắt buộc mà chỉ là do Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động mà thôi. Gọi là ủng hộ mà lại có mức đóng góp cụ thể, với số tiền lên đến 5-6 triệu đồng, thậm chí có trường THCS ở Hải Phòng phải đóng đến 9 triệu đồng. Lại có trường chỉ phụ huynh học sinh lớp 1 trái tuyến thì “tự nguyện ủng hộ”, còn lại thì không. Tự nguyện mà sao nhà trường lại yêu cầu không vận động đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, cặp song sinh...?

Vì vậy, mà số tiền mỗi học sinh lớp 1 phải đóng đầu năm học còn cao gấp mấy lần mức đóng của sinh viên năm thứ nhất.

Ban giám hiệu các trường đều viện dẫn công văn 6890/BGDĐT-KHTC của Bộ GD&ĐT (hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo) để cho rằng, các khoản thu “ủng hộ tự nguyện là đúng quy định. Công văn này ban hành từ tháng 10/2010, từ đó đến nay Bộ GD&ĐT đã ban hành thêm rất nhiều thông tư, công văn để chấn chỉnh tình trạng lạm thu của các trường. Đầu năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT đã quy định cấm thu tiền xây dựng trường và tiền trái tuyến. Vì xây dựng cơ sở vật chất đã có ngân sách cấp, mà ngân sách chính là tiền đóng thuế của phụ huynh. Ngành giáo dục không cho phép học trái tuyến, nhưng đối với một số trường hợp được phép thì xem như không còn là trái quy định nữa. Vả lại, kinh phí xây dựng cơ sở vật chất là ngân sách của tỉnh, của thành phố cung cấp, chứ đâu phải là tiền của phường, xã hay của riêng trường học đó bỏ ra. Trước tình trạng lạm thu “núp bóng phụ huynh”, tháng 11/2011, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư (55/2011/TT-BGDĐT) về Điều lệ Hội cha mẹ học sinh. Trong đó, quy định Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản ủng hộ “không phục vụ trực tiếp cho hoạt động” của ban này. Cụ thể các khoản không được thu: sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường...

Vẫn chưa đủ kiểm soát việc “lách quy định” nên tháng 9/2012, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành thông tư (29/29/2012/TT-BGDĐT) quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục và quản lý nguồn tài trợ này. Đến tháng 10/2014, bộ lại có công văn (5453/BGDDT-VP) gửi UBND các tỉnh, thành nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu của các trường học. Trong đó, chỉ ra cụ thể tình trạng lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh “để thu góp hoặc ép buộc học sinh phải mua đồng phục trái quy định”. Và mới đây nhất, ngày 30/6/2017, Bộ GD&ĐT lại tiếp tục gửi công văn (2794/BGDĐT-KHTC) cho UBND các tỉnh, thành, yêu cầu cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định.

Nếu các trường và cả lãnh đạo ngành giáo dục cứ viện dẫn công văn 6890 mà Bộ GD&ĐT ban hành từ 7 năm trước (2010), vậy thì các quy định cùng nội dung cũng do chính Bộ GD&ĐT ban hành sau đó không có giá trị gì hay sao?

Và ngay trong công văn 6890 cũng quy định: “Nhà trường không được coi bất kỳ hình thức đóng góp nào như là một điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục”. Thật khó mà thuyết phục được dư luận rằng các khoản đóng góp 3 triệu, 5 triệu của học sinh lớp 1 trái tuyến ở một số trường tiểu học chỉ là “ủng hộ tự nguyện”. Nhưng cũng rất khó để trả lời rằng đó có phải là điều kiện để được “cung cấp dịch vụ giáo dục” như công văn 6890 đã cấm hay không?

Vì vậy, khoảng cách giữa xã hội hóa, ủng hộ tự nguyện với ép buộc, lạm thu chỉ là một lằn ranh mong manh. Để phân biệt lằn ranh đó, tùy thuộc vào sự tự trọng của người đứng đầu các trường học và sự thông cảm của các ban đại diện cha mẹ học sinh với nỗi khó nhọc của phụ huynh đã quá mệt mỏi với quá nhiều khoản đóng góp. Với mức “ủng hộ tự nguyện” lên đến 5-6 triệu đồng thì ngay những phụ huynh sống bằng nghề dạy học cũng không kham nổi, huống chi những phụ huynh kiếm sống bằng nghề xe ôm, vé số, hàng rong...

Bài: MINH TỰ - Ảnh: VÕ NHÂN

很赞哦!(35285)