【bali united pusam – madura】Chứng khoán 21/1: Không cưỡng nổi sức kéo của vốn ngoại
Vốn ngoại “thò thụt”, khối nội lo lắng
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đang là tâm điểm của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lo ngại lớn nhất của nhà đầu tư trong nước là đến thời điểm nào đó, khối ngoại sẽ dừng mua đối với những cổ phiếu vốn hóa lớn, và hiệu ứng tất yếu xảy ra là giảm giá. Khi các cổ phiếu lớn giảm thì Index cũng sẽ tụt dốc và thị trường điều chỉnh.
Sáng nay nhà đầu tư có lý do để mối lo ngại này thành hiện thực. Nhà đầu tư nước ngoài đột ngột giảm mua đáng kể. Đặc biệt thay vì đẩy giá ào ạt như những phiên trước, khối ngoại mua rất chậm rãi và lựa chọn ở các mức giá thấp. Ngay lập tức thị trường có sự hao hụt về động lực. VN-Index có lúc điều chỉnh giảm tới 1,09% so với tham chiếu.
Một phân tích của nhà phân tích nước ngoài rằng, quỹ ETF VNM là “cửa vào nhanh” duy nhất của nhà đầu tư Mỹ và thị trường Việt Nam đặc biệt có triển vọng trong bối cảnh khủng hoảng ở Thái Lan. Kể từ tháng 5/2013 đến nay, iShares MSCI Thailand Capped ETF và iShares MSCI Philippines ETF đều trượt dài hơn 30% trong khi iShares MSCI Indonesia ETF lao dốc hơn 40%.
Các cổ phiếu lớn không duy trì được đà tăng đã ảnh hưởng rất lớn. GAS lúc thấp nhất giảm tới 2,58% so với tham chiếu; VNM giảm 1,41%; MSN giảm 4,04%; VIC giảm 3,29%; VCB giảm 2,4%. Đây là những cổ phiếu chính đẩy VN-Index bùng nổ trong 2 phiên trước. Khi những “đầu tàu” này tắt máy và chạy lùi, “con tàu” VN-Index không thể tiến lên được, dù một số cổ phiếu khác tăng giá.
Nằm trong số những cổ phiếu được khối ngoại mua khá nhất buổi sáng: DPM, HAG, OGC, PPC, STB, VCB, VIC đều giảm giá. Rõ ràng là chiến thuật mua của khối này đã có sự thay đổi. VN-Index dễ dàng bị điều nhịp mà không tốn nhiều công sức. Thực tế gần như cả phiên sáng nay, VN-Index nằm sâu dưới mức tham chiếu.
Tuy nhiên đến phiên chiều, mối lo lắng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong nước đã được giải tỏa. Dòng vốn ngoại bắt đầu tăng cường độ mua trở lại, thậm chí còn mạnh lên. Hàng loạt cổ phiếu bắt đầu nhận được nguồn vốn lớn quay đầu tăng trở lại. BVH vọt tăng cực nhanh trong buổi chiều, gần sát giờ kết thúc đã kịch trần. HAG gần suốt phiên nằm dưới tham chiếu, trong vài phút cuối được kéo tăng 1,38%, khối ngoại mua vào trên 1 triệu cổ. STB đến quá 13h30 vẫn đang giảm giá, được trên 1,5 triệu cổ phiếu mua vào, đẩy tăng 3,94%. VCB cũng vậy, điều chỉnh giảm hết phiên sáng và đến chiều bắt đầu tăng mạnh. Đóng cửa VCB trên tham chiếu 1,37%.
Hầu hết các cổ phiếu trong rổ HSX30 chiều nay đều tăng rất tốt. Duy nhất DPM, DRC, MSN, VNM là giảm giá. Ngoài ra GAS cũng giảm 0,65% so với tham chiếu. Những mã vốn hóa lớn nhất này không tăng đã giúp cho chỉ số không quá nóng. VN-Index đóng cửa ở mức 559,91 điểm, tăng 1,13%. Nếu VNM, GAS, MSN cũng tăng giá, có lẽ hôm nay sẽ là một kỷ lục mới của VN-Index về mức dao động trong một phiên.
Sàn Hà Nội cũng có cổ phiếu “phanh” là ACB, giảm 1,83%. Mặc dù mã vốn hóa lớn nhất HNX này giảm, nhưng HNX-Index vẫn tăng 1,46%. Chỉ số của rổ cổ phiếu lớn HNX30 tăng tới 3,33%, cho thấy sức mạnh rất lớn ở các mã blue-chips.
Được khối ngoại mua nổi bật trên HNX là PVS với hơn 2,6 triệu cổ phiếu. PVS tăng giá kịch trần 0,89%. VCG được mua 635.200 cổ phiếu, giá tăng 5,83%. VND được mua 418.000 cổ phiếu, giá tăng 2,29%...
Tính chung phiên giao dịch hôm nay nhà đầu nước ngoài đã mua ròng 202,5 tỷ đồng trên HSX và khoảng 82,1 tỷ đồng trên HNX. Chuỗi phiên mua ròng đã được kéo dài sang phiên thứ 21.
Quỹ ETF: Thêm dầu vào lửa
Top 5 giao dịch NĐTNN | ||
Mã CK | KL mua ròng | GT mua ròng |
VIC | 405,660 | 31,3 |
STB | 1,404,930 | 28,6 |
VCB | 972,970 | 28,5 |
BVH | 464,170 | 21,7 |
PPC | 766,350 | 20 |
Mã CK | KL bán ròng | GT bán ròng |
DPM | 324,710 | 15,4 |
MSN | 124,150 | 11,9 |
EIB | 162,320 | 2,1 |
GAS | 34,910 | 2,7 |
PAC | 124,530 | 2,5 |
Mạch thông tin được nhiều nhà đầu tư trong nước quan sát liên tục mấy ngày gần đây là mức chênh lệch giữa giá trị tài sản ròng (tính theo giá trị thị trường của các cổ phiếu tại Việt Nam) với giá chứng chỉ quỹ đang giao dịch. Theo số liệu của Bloomberg, mức chênh lệch này của quỹ ETF VNM đã là 9,85% và đã tăng liên tục mấy ngày qua. Giá trị tài sản ròng tăng nghĩa là sẽ có nhiều nhà đầu tư đổ thêm tiền vào quỹ.
Còn theo số liệu theo dõi của IndexUniverse, từ ngày 14/1 đến 16/1/2014, quỹ VNM đã huy động thêm được 3,87 triệu USD nữa. Và theo quy định, quỹ này sẽ phải tăng tỉ lệ cổ phiếu thành phần tương ứng, tức là phải mua thêm cổ phiếu trong danh mục tại thị trường Việt Nam.
Hôm nay, báo chí trong nước lại trích đăng một phân tích của nhà phân tích nước ngoài rằng quỹ ETF VNM là “cửa vào nhanh” duy nhất của nhà đầu tư Mỹ và thị trường Việt Nam đặc biệt có triển vọng trong bối cảnh khủng hoảng ở Thái Lan. Kể từ tháng 5/2013 đến nay, iShares MSCI Thailand Capped ETF và iShares MSCI Philippines ETF đều trượt dài hơn 30% trong khi iShares MSCI Indonesia ETF lao dốc hơn 40%.
Trong khi nhà đầu tư có thể đổ tiền vào một số quốc gia thông qua các quỹ ETF hoặc các biên nhận lưu ký Mỹ (ADR) của các doanh nghiệp hàng đầu nước này thì Market Vectors Vietnam (VNM) ETF hiện là phương án lựa chọn duy nhất đối với các nhà đầu tư Mỹ. Cộng với mức chênh lệch lớn giữa giá trị tài sản ròng và giá chứng chỉ quỹ, khả năng huy động thêm vốn mới là dễ dàng.
Thống kê từ thị trường trong nước, quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đang tăng rất nhanh. Kể từ tuần cơ cấu lại danh mục của quỹ VNM ETF từ 16-20/12/2013 là bán ròng, khối ngoại bắt đầu mua trở lại liên tục đến tận hôm nay. Tổng cộng giá trị vốn mua ròng trên thị trường từ 23/12/2013 đến nay đạt trên 2.300 tỷ đồng. Lượng vốn vào quá nhiều, cộng với khả năng hấp thụ có hạn ở các blue-chips nên giá tăng là điều đương nhiên.
Với kỳ vọng mở room đang rất gần, thị trường cũng nhận được động lực của nhà đầu tư trong nước trong cuộc chơi này. Khác với các thông tin hỗ trợ khác, việc mở room mang ý nghĩa dài hơi hơn khi khả năng tăng thị phần của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn. Rào cản tỉ lệ sở hữu luôn bó buộc vốn ngoại, chẳng hạn khi tỉ lệ sở hữu còn dưới 5%, quỹ ETF sẽ không thể mua được. Không chỉ với các quỹ đang hiện diện, mà mở room cũng hấp dẫn dòng vốn mới tham gia. Do đó yếu tố cơ bản của đợt tăng trưởng đang diễn ra khiến thị trường đi lên một cách bền vững và đa phần chỉ tập trung vào các blue-chips.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
1.626,5 tỷ đồng (-4%) | 91,2 triệu (-11%) | 528 tỷ đồng (+19%) | 48,5 triệu (%) |
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) | HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) |
DPM (110,8) - (6,8%) | PVS (163,1)-(30,9%) |
SSI (100,3) - (6,2%) | VCG (53,7)- (10,2%) |
ITA (98,8) - (6,1%) | VND (38) - (7,2%) |
BVH (80) - (4,9%) | SHB (31,5) - (6%) |
HAG (71,8) - (4,4%) | SHN (25,6) - (4,9%) |
Khánh Nhi