【nhận định napoli vs】Khẩn cấp các giải pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm đang lây lan rộng

dich cum gia cam

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm,ẩncấpcácgiảiphápngănchặndịchcúmgiacầmđanglâylanrộnhận định napoli vs chiều 18/2. (Ảnh: VGP)

* Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên thế giới cũng như trong nước, xin Bộ trưởng cho một vài nhận định về tình hình dịch cúm gia cầm đến thời điểm hiện tại?

- Với những thông tin mà tôi nhận được, hiện nay, tình hình cúm A/H5N1 rất nguy hiểm, đồng thời chúng ta có nguy cơ bị xâm nhập của vi rút A/H7N9. Tổ chức FAO đã gửi thư cảnh báo: Từ đầu năm 2014 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số nước trong khu vực như: Căm-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc,…và Việt Nam cần cảnh giác cao độ.

Trong nội địa, về vi rút H5N1, số liệu nhiễm dịch cúm ngày sau cao hơn ngày trước, chứng tỏ nguy cơ dịch cũng đang cao. Tôi đã phê bình Cục Thú y và yêu cầu phải cập nhật hàng ngày liên tục và chính xác các con số bị nhiễm vi rút này từ các địa phuơng.

Có thể nói, theo nhận xét của cá nhân tôi, dịch chưa lên đến đỉnh và còn có thể lan rộng. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt, có thể mức độ lây lan sẽ khác nhau. Thời gian vừa qua đã có dấu hiệu lây lan phía biên giới Tây Nam. Chúng ta mong đợi không có gia cầm cúm để không có người cúm, kinh nghiệm cho thấy nếu gia cầm cúm thì người cũng sẽ bị cúm, thiệt hại sẽ rất nặng nề.

Khẩn cấp các giải pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm đang lây lan rộng
Để dập dịch cúm gia cầm và ngăn chặn các chủng loại vi rút khác có nguy cơ lây lan sang người, chúng ta cần theo phương châm “Phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính”. Bộ trưởng Cao Đức Phát

* Trước tình hình cấp bách như vậy, để ngăn chặn dịch cúm lây lan, những giải pháp gì cần tập trung nhất bây giờ, thưa Bộ trưởng?

- Các biện pháp đã nêu ở các công điện 200 của Thủ tướng, tuy nhiên vẫn cần nhấn mạnh rằng, tình hình diễn biến còn phức tạp. Tôi đề nghị các tỉnh biên giới đồng lòng ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta. Quyết tâm, đồng lòng và thực hiện quyết liệt các biện pháp thì chúng ta sẽ dập được dịch.

Với vi rút cúm H5N1 và các vi rút khác, ở các địa phương vẫn còn lưu hành trên đàn vịt, cứ 100 con thì có 6 con mang vi rút, cứ 100 chợ có 60 chợ mang vi rút. Trong tình huống đó, với kinh nghiệm 10 năm chỉ đạo chống dịch cúm gia cầm chúng ta cần theo phương châm “Phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính”. Cụ thể, chúng ta cần thực hiện 3 phóm pháp:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân chủ động tích cực tham gia phòng chống dịch cúm. Công khai để nhân dân biết đúng tình hình dịch bệnh thì nhân dân sẽ có phản ứng phù hợp. Các địa phương khi phát hiện ổ dịch cần công khai để nhân dân biết đúng sự thật, để tránh gây hoang mang.

Thứ hai: Làm tốt các giải pháp kĩ thuật đồng bộ, lưu ý các biện pháp tiêu độc khử trùng. Khi vi rút tồn tại, dùng biện pháp tiêu độc khử trùng để giảm tối thiểu nguy cơ lây lan. Song song đó, phải sử dụng đồng bộ các giải pháp khác.

Thứ ba: Cần có chính sách phù hợp để nhân dân tham gia với nhà nước, để khi có dịch bệnh, người dân không giấu dịch hay bán chạy, bán tháo gia cầm.

* Các địa phương đều có kiến nghị với Bộ hỗ trợ công tác phòng chống dịch hiện nay và thời gian tới. Vậy, Bộ trưởng có kiến nghị gì với Chính phủ để nhanh chóng dập dịch đang lây lan?

- Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vắc xin, thuốc sát trùng và phương tiện phòng hộ cho các địa phương. Từ đầu năm 2013, Bộ NN&PTNT đã dự phòng 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm H5N1 để hỗ trợ các địa phương tiêm phòng bao vây khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1. Trong năm 2013, đã cấp 2 triệu liều cho các địa phương để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch cúm gia cầm, còn lại 38 triệu liều không sử dụng đến và đề nghị Chính phủ cho phép chuyển sang năm 2014.

Trong 2 tháng đầu năm 2014, Bộ đã cấp 4,5 triệu liều vắc xin H5N1 cho các địa phương để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch cúm (đối với các địa phương có quyết định công bố dịch và có văn bản đề nghị hỗ trợ vắc xin); hiện tại vắc xin dự phòng của Trung ương còn lại 33,5 triệu liều. Bộ NN&PTNT sẽ trình Chính phủ bổ sung dự phòng thêm 60 triệu liều vắc xin H5N1.

Về cơ chế kinh phí hỗ trợ, trước mắt các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao, nếu có nhu cầu cần bổ sung, đề xuất Bộ NN&PTNT tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Các địa phương cần nghiên cứu Quyết định 716 của Thủ tướng chính phủ và các quyết định hỗ trợ khác nhằm hỡ trợ đúng cho người dân có gia cầm bị dịch.

* Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Đây là đợt dịch cúm rất nguy hiểm và có nguy cơ lây lan sang người cao. Dịch đang lên, đang mở rộng, chưa đến đỉnh và chưa đi xuống. Đề nghị các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ hơn, các Bộ cần ban hành các kế hoạch hành động cụ thể hơn nữa.

- Đề nghị Bộ Công an, Hải quan, Công thương… có kế hoạch chi tiết ngăn chặn đường mòn, lối mở, chốt chặn ở biên giới, ngăn chặn gia cầm nhập lậu.

- Các địa phương rà soát các chợ gia cầm, tiêu độc khử trùng 1 lần/ngày. Thực hiện tháng tiêu độc khử trùng khẩn cấp, nếu địa phương nào thiếu thuốc thì theo ngân sách địa phương giải quyết.

- Giải pháp tuyên truyền cần mạnh mẽ hơn, cần khống chế dịch bệnh trên đàn gia cầm, khoanh và dập không cho lan rộng và không để lan sang người và gây tử vong, bảo vệ an toàn cộng đồng và người dân. Chính phủ đồng ý tăng vắc xin dự phòng lên 60 triệu liều. Giao Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT cân đối hỗ trợ cho các địa phương còn khó khăn về ngân sách.

Khánh Linh