Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lựa chọn châu Á làm điểm đến cho chuyến thăm đầu tiên cho thấy Mỹ đang củng cố các liên minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Ảnh: PA
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lên kế hoạch thăm Nhật Bản và Hàn Quốc trong 4 ngày,ộicccủangJoeBidenchọnchuthămđầkết quả giải hạng nhất hàn quốc bắt đầu từ 15-3. Theo AP, đây là một phần trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng và trấn an đồng minh về vai trò của Mỹ ở châu Á, vốn bị sụt giảm phần nào sau 4 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump với chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Ngoài các cuộc thảo luận chính thức, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Austin dự kiến dự các cuộc gặp trực tuyến với giới phóng viên cùng những nhóm khác. Sau khi trấn an những người đồng cấp về cam kết của Mỹ đối với an ninh Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Austin sẽ tập trung thảo luận về mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.
Trong một tuyên bố trước chuyến đi, Bộ trưởng Austin hôm 13-3 nhấn mạnh ông đến châu Á để thúc đẩy hợp tác quân sự với các đồng minh của Mỹ. “Chuyến đi cũng nhằm gia tăng các năng lực… để tạo ra khả năng răn đe đáng tin cậy đối với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào muốn thách thức Mỹ”.
Chuyến công tác châu Á của hai nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng của Mỹ diễn ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương”, một liên minh không chính thức gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, ra đời từ những năm 2000 nhằm làm đối trọng với Trung Quốc.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhìn chung ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc do cựu tổng thống Donald Trump khởi xướng, nhưng cũng nhấn mạnh họ có thể hiệu quả hơn bằng cách tăng cường các liên minh và tìm kiếm các cách thức hợp tác trong khuôn khổ các ưu tiên như biến đổi khí hậu.
Sau chuyến công du châu Á, Ngoại trưởng Blinken sẽ đến TP.Anchorage, bang Alaska, Mỹ, vào ngày 18-3, để cùng Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan tiếp đón Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì. Đây sẽ là các cuộc đàm phán ngoại giao trực tiếp đầu tiên giữa Washington và Bắc Kinh kể từ tháng 6-2020, khi Bộ trưởng Vương gặp gỡ cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tại bang Hawaii, Mỹ.
Các nhà quan sát Trung Quốc nhận định, mặc dù cuộc gặp ngày 18-3 tới có thể là khởi đầu cho những cuộc gặp trong tương lai nhưng cuộc gặp trực tiếp đầu tiên này giữa các quan chức cấp cao Mỹ - Trung kể từ khi ông Biden nhậm chức được cho là không thể tạo ra bất kỳ giải pháp đáng kể nào cho những căng thẳng hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.
Sự chia rẽ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên rõ ràng khi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Blinken bác bỏ việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi cuộc gặp này là “một cuộc đối thoại chiến lược” và khẳng định rằng ở thời điểm này, Mỹ không có ý định đưa ra bất kỳ cam kết nào.
Pang Zhongying, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Ocean cho biết, Mỹ đang thể hiện rằng mối quan hệ này sẽ không quay trở lại như dưới thời cựu Tổng thống George W Bush và Barack Obama, thậm chí cả khi Bắc Kinh muốn đưa mọi thứ “quay lại đúng hướng”.
Một học giả khác giấu tên ở Bắc Kinh đánh giá cả Mỹ và Trung Quốc đều không đặt kỳ vọng cao vào cuộc gặp sắp tới với sự tham gia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, những người vốn có quan điểm rất cứng rắn và rõ ràng.
“Viễn cảnh lý tưởng cho phía Trung Quốc là có một tuyên bố chung sau đó, thể hiện những tín hiệu tích cực và cho thấy sẽ có những cuộc trao đổi trong tương lai giữa 2 bên”, học giả này nhận định.
“Dù vậy, có lẽ sẽ không có một tuyên bố như vậy bởi Mỹ đã khẳng định rõ ràng rằng nếu Trung Quốc không đưa ra nhượng bộ thì sẽ không có bất kỳ cuộc trao đổi nào nữa…”.
NGUYỄN TẤN tổng hợp