【mu vô địch c1】Việt Nam gửi thông điệp gì đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ?
Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại,ệtNamgửithngđiệpgđếnĐạihộiđồngLinHiệpQuốmu vô địch c1 giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.
Đây là một trong những nội dung chính được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập trong các bài phát biểu gửi tới Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 75.
Những thách thức nghiêm trọng nhất trong 75 năm qua
Trong cả 2 bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nêu rõ, những thách thức mà thế giới đối mặt hiện nay là nghiêm trọng nhất kể từ khi LHQ được thành lập 75 năm trước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ và kết thúc hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 trong một bối cảnh vô cùng đặc biệt. Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh đạo các quốc gia thành viên LHQ đã không thể góp mặt tại Phiên thảo luận chung cấp cao của ĐHĐ LHQ. Tuy nhiên, điều đó cũng không làm giảm nỗ lực chung của chúng ta trong trao đổi, đánh giá và tìm kiếm giải pháp cho những quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Tôi chia sẻ đánh giá của Ngài Tổng Thư ký rằng, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi LHQ được thành lập, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 gây ra đối với kinh tế, xã hội, chính trị và trên hết là đối với cuộc sống của con người”.
Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Chúng ta kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập LHQ vào thời điểm rất đặc biệt, khi niềm tự hào về sự lớn mạnh của LHQ đan xen với nỗi lo lắng về bất ổn, dịch bệnh đang lan rộng trên hành tinh… Thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Đại dịch Covid-19, cùng với bất ổn, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền, biến đổi khí hậu… đang đe dọa nền hòa bình và phát triển bền vững của các dân tộc”.
Việt Nam sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung
Cũng trong các bài phát biểu của mình, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ tin tưởng vào vai trò then chốt của LHQ trong việc giải quyết các thách thức nói trên và khẳng định, Việt Nam sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung với cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu được phát trực tiếp tại Đại hội đồng LHQ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Từ tro tàn của chiến tranh, sau 75 năm, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới. Hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp; đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi; cuộc sống của nhân loại được đổi thay. Những thành quả to lớn đó không thể có được nếu không dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, không thể đạt được nếu không có LHQ - “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia”.
Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam khẳng định vai trò là thành viên chủ động, tích cực của LHQ, sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế chung tay gánh vác giải quyết các thách thức đang đe dọa tương lai hòa bình, ổn định lâu dài trên thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trong vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ; tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, đặc biệt là ASEAN.
Trên cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cùng các nước thành viên đang hết sức nỗ lực để xây dựng một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác, từng bước trở thành một Cộng đồng ngày một gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội.
Chúng tôi khẳng định cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vực duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982; tuân thủ các nguyên tắc kiềm chế, tránh các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý”.
Như vậy, có thể thấy, trải qua 75 năm thành lập, cho đến nay, LHQ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, hòa bình trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình thế giới hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi sự chuyển mình thực sự của tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới này để có thể đương đầu và giải quyết hiệu quả những thách thức hiện tại và trong tương lai.
Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động hơn nữa của mọi thành viên của LHQ. Trong đó, Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ có những đóng góp thiết thực và chất lượng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và những kết quả đạt được trong thời gian Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ tháng 1-2020 được đánh giá hết sức tích cực.
Theo VOV.VN