Sáng 18/7,ầnvaytỷUSDlàmđườngsắtđôthịsố liệu thống kê về dortmund gặp vfb stuttgart Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, chủ trì hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, mặc dù đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nhưng phát triển vùng Đông Nam Bộ đã và đang đối mặt nhiều thách thức, bộc lộ nhiều hạn chế.
Đơn cử, mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu, chưa đồng bộ; chênh lệch phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa được rút ngắn; liên kết trong vùng còn hạn chế, chưa thực chất và hiệu quả. Xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán; lợi ích kinh tế từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính, thậm chí còn cạnh tranh nhau, làm triệt tiêu lợi thế chung của toàn vùng...
Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ và của vùng với các địa phương lân cận, nhất là hạ tầng giao thông, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Cụ thể, cần tập trung triển khai hoàn thành sân bay Long Thành để đưa vào khai thác theo đúng tiến độ, phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan để hình thành một nền kinh tế xung quanh đô thị sân bay này.
Trong tương lai, TP.HCM cần phối hợp với các địa phương phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các địa phương trong vùng, nhất là nghiên cứu phát triển ngay đường sắt nhẹ kết nối sân bay Long Thành - Thủ Thiêm hay Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, TP.HCM cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép thành phố vay một khoản đủ lớn khoảng trên dưới 20 tỷ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, mở rộng không gian thành phố bằng cách kéo dài đường sắt TP.HCM sang các địa phương lận cận trong vùng.
Vùng cần điều phối phát triển hệ thống logistics gắn với cảng biển, hàng không quốc tế Long Thành và các cảng để giải quyết bài toán giữa cảng Cát Lái, cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng trung chuyển Cần Giờ để khai thác hiệu quả công suất của các cảng, đồng thời, đảm bảo không bị xung đột lợi ích giữa các địa phương.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cũng nhìn nhận, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ còn thiếu và chưa đồng bộ. Do đó, các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này.
Theo đó, về giao thông đường bộ, tập trung hoàn thiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cao tốc nối TP.HCM với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực TP.HCM.
Về đường sắt, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP.HCM hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt. Tiếp tục đầu tư đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị ở TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 3030.
Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của vùng, nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
Theo Thủ tướng, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, với hơn 30% GDP, khoảng 45% tổng thu NSNN và hơn 32% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động của vùng những năm gần đây có xu hướng chậm lại, liên kết phát triển vùng chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán.
Qua đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành trong Hội đồng vùng cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Các thỏa thuận liên kết giữa các chính quyền địa phương trong vùng phải thực chất, hiệu quả, không hình thức.
Phát huy vai trò điều phối của Hội đồng vùng trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, nhất là TP.HCM.
Đẩy nhanh việc lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ để hình thành được sự kết nối về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kết cấu hạ tầng tạo không gian kinh tế thống nhất giữa các địa phương trong vùng.
Bên cạnh đó, Hội đồng vùng cần chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng.
“TP.HCM đã được Trung ương trao cho các cơ chế, chính sách vượt trội theo Nghị quyết 98, để phát triển thành phố. Do đó, vùng Đông Nam Bộ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các chính sách đột phá, phù hợp với vị trí, vai trò quan trọng của vùng”, Thủ tướng chỉ đạo.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương (thuộc Hội đồng vùng) phải đoàn kết, đồng lòng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, không thực hiện manh mún và hạn chế lẫn nhau.
Theo Thủ tướng, trước mắt, Hội đồng vùng cần tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược, như chính sách tài khóa, đẩy mạnh đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính triệt để. Bên cạnh đó, tập trung xử lý ba vấn đề mang tính dân sinh như ách tắc giao thông; bảo vệ môi trường; giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp...
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Hội đồng vùng nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết.
“Với truyền thống 'Miền Đông gian lao mà anh dũng', tôi tin tưởng Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ sẽ hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, đưa vùng Đông Nam Bộ phát triển thịnh vượng”, Thủ tướng nói.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề xuất cho phép các địa phương trong vùng thực hiện TOD (khai thác quỹ đất dọc các dự án giao thông), được sử dụng ngân sách của mình để kết nối với các địa phương, doanh nghiệp,… các chính sách phát triển đổi mới sáng tạo, KH-CN; nhóm chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược; cơ chế chính sách phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong vùng… |