Trồng trọt vốn là đam mê của chị Minh Lộc (44 tuổi,ườiphụnữcóvườnrauxanhmướthơnnămkhôngphảimuaraungoàichợxem lich bong da ngoai hang anh Đà Nẵng) từ nhiều năm trước. Thế nhưng khi đó công việc bận rộn, con cái còn nhỏ, chị không có nhiều thời gian để thực hiện niềm yêu thích.
Cơ duyên khiến chị Minh Lộc có được vườn rau xanh tốt và ban công nhỏ xinh đầy hoa trái là khi gia đình chị chuyển nơi sinh sống.
Ước mơ thành sự thật nhờ chuyển nhà
Năm 2001, cả gia đình chị từ Nghệ An chuyển vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc. Căn nhà chị ở có khu vườn rộng hơn 90m2 khiến niềm đam mê trồng trọt của chị trỗi dậy.
Nhưng vì công việc khá bận nên ban đầu chị Lộc chỉ thử gieo vài hạt cây dễ chăm sóc. Chị muốn thử xem thành quả thế nào chứ chưa thực sự chú tâm. Quyết tâm cho cả nhà thưởng thức rau sạch xuất phát từ chuyện đi chợ.
Nhiều lần chị Lộc mua rau ngoài chợ về ăn, để được 1-2 ngày là héo hỏng. Chị quyết định làm vườn cho riêng gia đình.
"Lúc này, tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với sức khỏe của bản thân và gia đình. Tôi tranh thủ lúc đất chưa ra lô nên vun xới, phân luống làm rau. Những loại rau ban đầu tôi trồng là dền, mồng tơi, rau muống, bầu bí, mướp...", chị Lộc cho biết.
Mùa nào thức nấy, vườn rau nhà chị Minh Lộc đủ các loại rau trái.
Sau đại dịch Covid-19, chị Minh Lộc càng nhận thấy nhu cầu cấp thiết về rau sạch. Hai vợ chồng lúc này vừa cơi nới ban công phòng ngủ vừa cải tạo hết 90m2 đất bên cạnh nhà để trồng. Đối với chị, việc trồng rau không chỉ là đam mê còn là nhu cầu có rau sạch, tốt cho sức khỏe gia đình.
"Khi các giống rau ban đầu phát triển, tôi tiếp tục trồng các cây độc, lạ hơn, khó chăm sóc hơn như cà chua, bí mặt trời, bí đao, khổ qua, thậm chí cả nho...", chị nói.
Có được khu vườn đầy rau trái như ngày hôm nay, chị Lộc trải qua không ít khó khăn, thử thách.
"Lúc đầu tôi cảm thấy việc trồng rau vô cùng vất vả. Từ khâu trộn đất đến làm vườn, chọn giống, trộn phân và tưới tiêu đều rất mất công. Tuy nhiên, khi đã dấn thân vào công việc này và đặt mục tiêu sức khỏe lên trên hết, tôi đã tính đến những khó khăn đó. Tôi cố gắng làm thật tốt và bỏ qua những tiểu tiết, sự mệt mỏi của bản thân.
Rau trái thu hoạch ngày càng phong phú, đem lại niềm vui cho cả nhà chị Lộc.
Ban đầu, tôi trộn đất không đúng cách nên cây trồng xuống bị thối hết gốc. Cây chưa đủ dinh dưỡng nên ra hoa nhưng không đậu quả. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng. Nhưng nghĩ đến bao công lao của hai vợ chồng, tôi lại cố gắng", chị Lộc chia sẻ.
Trải qua thất bại, chị Lộc cảm thấy mình cần chỉn chu hơn trong công việc. Chị chịu khó tìm tòi, đọc thêm kiến thức trồng rau. Chị bắt đầu lên mạng, tham gia vào các hội nhóm trồng cây để học kinh nghiệm của những người đã thành công.
Đến bữa ăn là ra vườn hái rau.
Nhờ những người chung đam mê hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, chị Lộc rút ra được nhiều bài học chăm sóc cây.
Chị kể: "Tôi bắt đầu tự ủ phân từ chuối, trứng, sữa để bón thúc cho cây. Sau đó, tôi còn ủ rác nhà bếp trộn giá làm phân bón. Có lúc cây thối gốc, có lúc sâu bọ, nấm mốc khiến tôi nản chí, định từ bỏ rồi lại cố gắng. Tất cả những thứ đó đều là kỉ niệm khó quên".
10 năm không phải đi chợ mua rau
Trong suốt quá trình làm vườn, chị Minh Lộc may mắn được ông xã ủng hộ hết lòng. Anh không chỉ tham gia cùng vợ từ những ngày đầu gây dựng vườn rau mà còn giúp chăm sóc mọi thứ sau này.
"Từ khâu làm giàn, tưới tiêu cũng như hỗ trợ công việc gia đình hàng ngày, anh xã mình đều giúp hết. Anh muốn mình có thời gian dành cho đam mê. Và đặc biệt, chồng mình luôn thưởng thức thành quả vườn rau của gia đình bằng sự trân trọng nhất", chị chia sẻ.
Các loại rau, hoa quả trong vườn nhà chị trồng theo mùa. Mùa xuân trồng xà lách, cải, cà chua. Mùa hè trồng dền, mồng tơi, dưa, bí bầu, mướp... Ngoài ra, chị còn trồng thêm một vài cây chanh, ớt và rau gia vị để tiện lúc cần, khỏi phải đi chợ mua.
Sau hơn 10 năm làm vườn, có thất bại, thành công, chị Lộc đã đúc kết cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Chị có thể tự tin chia sẻ những kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây, rau, hoa quả lên hội nhóm các chị em cùng chung đam mê.
Không chỉ trồng trọt, chị Lộc còn khoanh một khoảng nhỏ nuôi mấy con gà đẻ trứng. Theo chị, phân gà cũng được tận dụng để bón cây rất tốt.
Ngoài trồng rau, chị còn tận dụng nuôi gà, có trứng ăn lại có phân bón cho cây.
Mỗi độ thu hoạch, cả gia đình lại say sưa với thành quả của mình. Chị cho hay, vì trồng rau hữu cơ nên sản lượng không quá nhiều. Mỗi lần thu, chị lại mang biếu tặng người thân, bạn bè và giữ lại cho gia đình dùng dần.
“Gần 10 năm đến với đam mê trồng trọt, gần như nhà mình không phải đi chợ mua rau. Thi thoảng mình chỉ mua ít thịt cá để ăn kèm bữa. Rau, củ quả vẫn là món chính trong nhà, vừa thanh mát vừa tốt cho sức khỏe”, chị Lộc nói.
Ảnh: Nhân vật cung cấp