【thứ hạng của tigres】Chìa khóa của chuyển đổi số và phục hồi, phát triển kinh tế

Chìa khóa của chuyển đổi số và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội TP.Hồ Chí Minh
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Gia Cư

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nổi lên ba vấn đề của thành phố, đó là: Quản trị thành phố trong tình hình mới; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông cơ sở dữ liệu trong hoạt động, vận hành công tác quản trị thành phố; công tác đổi mới chính trị, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng thành phố trong tương lai.

“Chuyển đổi số có một sứ mệnh mới, sáng tạo và ứng dụng các giải pháp công nghệ số để duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm góp phần chống dịch thành công và hạn chế tối đa tác động của suy thoái kinh tế. Điều đó đặt ra và đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, người lao động phải hiểu sâu về chuyển đổi số” - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Tại hội thảo, bà Trần Thị Lan Hương- chuyên gia Quản trị Công cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đưa ra nhận định: Việt Nam hiện đang ở “giữa các ngả đường” trong xếp hạng quốc tế về kinh tế số. Mặc dù có những sắp xếp quản trị tốt hơn cho cải cách chính phủ điện tử - chuyển đổi số trong những năm gần đây, tiến độ vẫn còn chậm và triển khai hạn chế do: Quy trình nội bộ xử lý các dịch vụ công (G2G, G2B, G2C) vẫn chủ yếu dựa vào giấy tờ, đầu tư cho chính phủ số vẫn thiếu một số cơ chế tài chính rõ ràng và phù hợp…

Tuy nhiên, TP.Hồ Chí Minh vượt từ vị trí số 7 lên vị trí thứ 5 trong số 63 tỉnh thành và thành phố thuộc Trung ương trong Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vietnam ICT Index) năm 2021 dựa trên ba trụ cột được đánh giá hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT là những điều kiện thuận lợi để chuyển đổi số.

Phó Giám đốc Sở TT-TT TP.Hồ Chí Minh Võ Thị Trung Trinh cho biết, thời gian qua thành phố luôn đẩy mạnh ứng dụng CNTT hướng đến mục tiêu chuyển đổi số, năm 2021 đã hình thành kho dữ liệu về phòng chống dịch với các lớp dữ liệu về người dân, khai báo y tế, tiêm vắc-xin phòng Covid-19, xét nghiệm… Nên từ đó, việc khai thác dữ liệu phòng chống dịch và khôi phục kinh tế năm 2022 sẽ theo hướng rõ ràng nhằm xây dựng cơ chế kiểm soát và cảnh báo dịch bệnh dựa trên dữ liệu, cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; mô phỏng kịch bản đóng - mở các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh theo diễn tiến dịch bệnh.

Bên cạnh đó, thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại trung tâm dữ liệu thành phố để trở thành nguồn dữ liệu - nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số ngày nay không chỉ là xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh tế - xã hội. TP.Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính./.