【nhan dinh lens】Nhân lực bán lẻ cũng cần tay nghề cao

Lĩnh vực dịch vụ ăn uống,ânlựcbánlẻcũngcầntaynghềnhan dinh lens giải trí với sự tham gia của các thương hiệu mới bên cạnh các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu càng khiến cho ngành này phát triển sôi động và còn hứa hẹn rất nhiều tiềm năng lớn để phát triển. Tuy nhiên, ứng viên trong ngành bán lẻ ngày càng hạn hẹp do chất lượng không thực sự đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường. “Cơn khát” ứng viên trong ngành bán lẻ đang tăng cao và dự báo vẫn tiếp tục tăng trong quý II.

Trên thực tế, câu chuyện ngành bán lẻ “khát” nhân lực không phải điều gì mới mẻ. Nguyên nhân thì có nhiều, như: Các chuỗi bán lẻ liên tục mở rộng, phát triển điểm bán mới, thị trường có thêm nhiều DN mới gia nhập…, đã đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng lên. Từ góc độ người lao động dễ thấy, người lao động không ưa thích việc bán hàng, coi đây chỉ là công việc tạm thời trong lúc chưa tìm được việc đúng theo ngành đã học; người ứng tuyển chưa đúng với nhu cầu bởi không có trường lớp đào tạo bài bản, chính quy…

Quan trọng hơn, nguyên nhân được nhiều chuyên gia chỉ ra là ngành bán lẻ vẫn chưa được coi là ngành công nghiệp thực sự để tập trung phát triển. DN bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam với chiến lược nhân sự bài bản nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn là “nghề dạy nghề”. Những lao động học được nghề từ nhà bán lẻ có kỹ năng, trình độ khác nhau vì mức độ tiếp nhận không giống nhau và cũng không chắc chắn gắn bó lâu dài trong điều kiện luôn được đối thủ mời mọc, chiêu dụ. Về phần các nhà bán lẻ trong nước, dù đang nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân sự nhưng thường là nhận vào làm mới bắt đầu đào tạo với quy trình khá phức tạp. Ngoài ra, các DN cũng đang tự giữ riêng cho mình bộ tiêu chí mà không chia sẻ với nhau, không có ý thức đóng góp cho sự phát triển chung của ngành.

Nhìn thẳng vào gốc rễ của việc “khát” nhân lực ngành bán lẻ, có thể thấy, muốn giải quyết tình trạng cần sự vào cuộc thực sự, bài bàn của cả Nhà nước lẫn DN. Trước mắt, cần có một bộ tiêu chí chung của ngành bán lẻ với những tiêu chuẩn căn bản như cười, chào, giao tiếp để người lao động phổ thông nào cũng có thể thực hiện được và thực hành thường xuyên. Bộ tiêu chuẩn này phải được xây dựng từ phía DN, chỉ mang tính gợi ý để các nhà bán lẻ chủ động đưa thêm những khác biệt của riêng mình làm lợi thế cạnh tranh. Cao hơn lao động phổ thông, ngành bán lẻ cần những lao động thực sự có tay nghề, được đào tạo bài bản, chuyên sâu, xác định gắn bó với nghề… Và đây là công việc mà cả DN và Nhà nước phải cùng quyết tâm làm…