【keo nha cai bong88】Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả: Ý thức và trách nhiệm

Trong bối cảnh giá xăng,ửdụngxăngdầutiếtkiệmvàhiệuquảGópphầnổnđịnhkinhtếvĩmôkeo nha cai bong88 dầu thế giới biến động mạnh trong thời gian qua, việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng xăng, dầu có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế, tiết giảm chi phí, tác động trực tiếp vào việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt hàng xăng, dầu là loại vật tư, nhiên liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Xăng, dầu được sử dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước, trong các ngành sản xuất, kinh doanh, trong đời sống sinh hoạt của người dân trên mọi miền đất nước. Từ đầu năm 2022 đến nay, cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới đang diễn ra phức tạp và khó lường, giá dầu thô trên thế giới đã có lúc bị đẩy lên đến hơn 130 USD/thùng.

TS. Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng khẳng định: "Việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng trở nên khó khăn và cấp bách. Chính vì vậy, song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội thì việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng xăng, dầu là một giải pháp thiết thực, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế, tiết giảm chi phí, tác động trực tiếp vào việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô"

Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nguồn cung hạn chế

Với vai trò là cơ quan đầu mối, chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đến năm 2030, tiết kiệm được từ 8 - 10% tổng năng lượng sử dụng cuối cùng theo kịch bản phát triển kinh tế bình thường, tương đương với việc tiết kiệm được khoảng 60-80 triệu tấn dầu quy đổi.

Cũng theo TS. Phương Hoàng Kim, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tăng cường nâng cao năng lực, nhận thức và tuyên truyền đến người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về việc sử dụng hiệu quả xăng dầu. Những giải pháp cụ thể, đồng bộ như tăng cường sự gương mẫu của người đứng đầu, có hình thức khen thưởng phù hợp hoặc xử phạt một cách nghiêm minh các vi phạm cũng được khuyến khích áp dụng triển khai.

Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong ngành xăng dầu, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất như: xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 50001, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

“Bộ Công Thương cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các đơn vị sử dụng năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí cũng như sự tuân thủ các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở sản xuất công nghiệp”, TS. Phương Hoàng Kim chia sẻ.

Từ năm 2014, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai chương trình dán nhãn năng lượng cho các phương tiện giao thông như xe ô tô con và xe máy. Theo đó, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu xe ô tô con, xe máy sẽ in nhãn năng lượng theo mẫu quy định của Bộ Công Thương và dán nhãn năng lượng trên từng xe tại vị trí dễ quan sát trước khi đưa ra thị trường.

Dán nhãn năng lượng giúp công khai, minh bạch mức tiêu thụ nhiên liệu của từng loại phương tiện, qua đó đã thúc đẩy các nhà sản xuất tiến hành nâng cấp công nghệ động cơ để giúp xe có mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm có mức sử dụng xăng dầu hiệu quả nhất, góp phần vào việc chuyển đổi thị trường, giảm và sử dụng hiệu quả mặt hàng xăng dầu.

Ðối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần quan tâm chỉ tiêu tiêu hao xăng, dầu trong quá trình sản xuất, lưu thông vật tư, nguyên liệu và sản phẩm. Từng sản phẩm cần được xây dựng lại định mức kinh tế - kỹ thuật về chỉ tiêu sử dụng xăng, dầu.

Trước những khuyến cáo trên từ cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp vận tải trong thời gian qua đã quan tâm đến các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sử dụng xăng,dầu.

Anh Lâm Thanh Tâm, chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ngụ tại 196 Hoàng Diệu, Phường 8, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, nguồn cung hạn chế, với đặc thù là vận chuyển khách lẻ và khách du lịch, để tiết kiệm chi phí xăng, dầu, trong quá trình xây dựng kế hoạch vận chuyển khách chúng tôi đều phải tính toán lại các tuyến đường đi sao cho hợp lý. Đề nghị và thuyết phục khách hàng đi ghép xe đối với các nhóm khách có cùng tuyến đường cũng như thực hiện công tác bảo dưỡng phương tiện vận tải định kỳ...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện giữa các dây chuyền sản xuất, từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí xăng, dầu.

Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Trong sản xuất công nghiệp, nhiều thiết bị máy móc được cải tiến nhằm nâng cao hiệu suất, giảm mức tiêu hao dầu

Cùng với các giải pháp tiết kiệm bằng kỹ thuật, giải pháp bắt buộc cần tuân thủ, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi người là tự giác thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí xăng, dầu, bảo đảm mọi hoạt động trong các cơ quan, đơn vị vẫn diễn ra bình thường.

Đồng thời, nhằm tăng cường nâng cao năng lực, nhận thức và tuyên truyền đến người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về việc sử dụng hiệu quả xăng dầu, Bộ Công Thương đã có những giải pháp cụ thể, đồng bộ như tăng cường sự gương mẫu của người đứng đầu, có hình thức khen thưởng phù hợp hoặc xử phạt một cách nghiêm minh các vi phạm cũng được khuyến khích áp dụng triển khai. Bộ Công Thương cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các đơn vị sử dụng năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí.