【số liệu thống kê về ulsan hyundai gặp suwon city】Tăng trưởng kinh tế năm 2018: Thách thức vẫn lớn

Tăng trưởng kinh tế năm 2018: Thách thức vẫn lớn

Đà tăng chưa bền vững

TheăngtrưởngkinhtếnămTháchthứcvẫnlớsố liệu thống kê về ulsan hyundai gặp suwon cityo CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bức tranh kinh tế năm 2017 vô cùng ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm là 6,7%. Lạm phát được kiềm chế ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu là 4%; tăng trưởng tín dụng ước đạt 18,17%; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,88 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm 2016. Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2017 đạt hơn 400 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016…

Đánh giá về bức tranh kinh tế Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng: Năm 2017, Việt Nam đã trải qua 16 cơn bão, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Đây là kết quả nỗ lực rất lớn của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương.

Bên cạnh tăng trưởng ấn tượng về GDP, thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng: Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 cũng được cải thiện tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cụ thể, năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60 lên vị trí 55/137 nền kinh tế; môi trường kinh doanh đạt thứ hạng 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái, đây là mức tăng bậc cao nhất trong thập niên qua; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127, đây cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước đến nay…

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2017 vẫn còn nhiều “vấn đề” cần lưu tâm. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017 cao nhưng trên 70% kim ngạch xuất khẩu vẫn thuộc về khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP đạt cao hơn dự báo nhưng vẫn thiếu sự bền vững. Trong khi đó, dù môi trường kinh doanh đã được cải thiện, song nhiều DN vẫn cho biết, chi phí không chính thức họ phải chi trả vẫn tăng cao; năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện song vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới;… những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018.

Tăng trưởng kinh tế năm 2018: Thách thức vẫn lớn
Ảnh minh họa

Hóa giải thách thức

Năm 2018 được đánh giá là năm “bước ngoặt” của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội, song cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Cơ hội bởi Việt Nam có thể có thêm những thị trường xuất khẩu lớn, song thách thức nếu Việt Nam chưa chuẩn bị tốt và có thể sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam.

Theo đó, để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2018, TS Lê Đăng Doanh cho rằng: Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Cùng với đó, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cho rằng, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là một trong những việc cần tập trung trong năm 2018. Vì thực tế, năm 2017, rất nhiều Bộ ngành, địa phương đã đưa ra những văn bản liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho khu vực DN phát triển. Tuy nhiên, để những văn bản này áp dụng vào thực tiễn, cần có một hành động xuyên suốt, liên tục, có như vậy mới củng cố được niềm tin của DN vào môi trường kinh doanh.

Bên cạnh cải thiện môi trường kinh doanh, ông Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Ổn định kinh tế vĩ mô là vấn đề quan trọng của Việt Nam trong năm 2018. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tập trung cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa và quản trị DNNN. Bên cạnh tập trung cải cách khu vực DNNN, để ổn định kinh tế vĩ mô, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam cần kiên định với cải cách thể chế, và có chính sách tiền tệ hợp lý. Bởi nới lỏng tín dụng có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, song cũng có thể đẩy nền kinh tế trở lại vòng xoáy của nợ xấu, cản trở năng suất và làm giảm dư địa điều hành nếu có những cú sốc bất lợi sau này.