【bong anh】Huy động “ngoại lực” cho cải cách hành chính thuế

huy dong ngoai luc cho cai cach hanh chinh thue

Cộng đồng đối tác phát triển luôn đồng hành cùng ngành Tài chính trong quá trình thực hiện các mục tiêu,độngngoạilựcchocảicáchhànhchínhthuếbong anh nhiệm vụ quan trọng . Trong ảnh: Lãnh đạo Bộ Tài chính và Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đi khảo sát việc ứng dụng TABMIS tại Kho Bạc Hà Nội ngày 31-12-2013. Ảnh: Hồng Vân.

Những kết quả đó, có thể nói, có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển. Để đạt được những mục tiêu trước mắt, việc tiếp tục hợp tác chặt chẽ và huy động sự hỗ trợ từ các đối tác là hết sức cần thiết và quan trọng.

Nỗ lực toàn diện

Điểm lại những kết quả tích cực từ CCTTHC thuế, ông Nguyễn Đại Trí- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cải cách hành chính nói chung, CCTTHC thuế nói riêng đã và đang được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế coi là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thực hiện cùng với nhiệm vụ quản lý thu ngân sách. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu chủ chốt là xây dựng thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình TTHC đơn giản theo định hướng chuẩn mực quốc tế; ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế; phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020. Để thực hiện Chiến lược này, Bộ Tài chính đã xây dựng và triển khai Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 với các chương trình thực hiện để đạt được những mục tiêu trung hạn. Đặc biệt là trong 2 năm 2014-2015, với Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tiến hành nhiều giải pháp về CCTTHC thuế, đẩy nhanh tiến độ triển khai dịch vụ thuế điện tử để giảm thời gian, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Thể chế, chính sách đã được sửa đổi bổ sung nhất quán theo định hướng của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã đề ra, cơ sở thuế được mở rộng, các mức thuế được giảm xuống một cách hợp lý nhằm vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách nhưng vẫn tạo ra sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa các TTHC, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho người nộp thuế; quy định cơ sở pháp lý để phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Việc CCTTHC thuế được triển khai ở tất cả các lĩnh vực quản lý thuế như: Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế... Một số nội dung cải cách chủ yếu như đơn giản hoá các mẫu biểu tờ khai thuế, loại bỏ những nội dung trùng lắp; giảm tần suất kê khai thuế GTGT; quy định rõ các tiêu chí phân loại trường hợp và thời gian hoàn thuế; phối hợp liên thông trong việc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh...

Một vài con số thống kê được đại diện Tổng cục Thuế đưa ra như hơn 17 triệu mã số thuế TNCN; 97,62% số DN đang hoạt động khai thuế điện tử; hơn 105.000 DN ở 63 tỉnh/thành phố tham gia nộp thuế điện tử... Điều đó cũng chứng minh công tác hiện đại hóa quản lý thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, áp dụng cơ chế quản lý rủi ro dựa trên việc ứng dụng CNTT trong các khâu quản lý thuế.

Thách thức mới

Ông Phạm Minh Đức - Chuyên gia kinh tế cao cấp đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định rằng: Hệ thống thuế cả Việt Nam đã bắt đầu quá trình chuyển đổi và tái cấu trúc theo hướng thị trường hơn. Trong giai đoạn 2011-2015, 3 bộ luật chính về thuế GTGT, TNDN, TNCN đã được sửa đổi nhất quán với các định hướng đề ra trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011-2020. Cơ sở thuế đã được mở rộng tương ứng với các ngành kinh tế theo mức độ NK cao hơn, tiêu dùng cao hơn đặc biệt với các hàng hóa có mức độ co giãn thu nhập cao. Các mức thuế đã được hợp lý hóa và chế độ thuế nói chung đã minh bạch hơn.

Tuy nhiên, ông Đức cho rằng, hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số thách thức mới xuất hiện. Tỷ lệ thuế trên GDP giảm từ 22% năm 2006 xuống còn 18% năm 2013, chủ yếu là do giảm giá dầu và dự trữ dầu mỏ. Bên cạnh đó, thuế NK cũng đang có xu hướng giảm do hội nhập kinh tế sâu rộng, có khả năng ảnh hưởng đến thu trung hạn và dài hạn, do đó phải cải thiện thu nhập và thuế nội địa. Một trong những thách thức quan trọng là sự thiếu hài hòa giữa các loại thuế. “Quá nhiều mức thuế và số lượng lớn các khoản miễn giảm và ưu đãi thuế. Khả năng linh hoạt di chuyển dòng vốn và các hoạt động ngày càng tăng của các công ty nước ngoài sẽ đòi hỏi loại bỏ gánh nặng về thuế gây ra đối với DN và cần phải đưa ra những biện pháp quản lý thuế quốc tế tốt hơn để tránh chuyển giá. Những thách thức này sẽ lớn hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự mất ổn định kinh tế” – vị chuyên gia của WB cho biết thêm. Việc CCTTHC thời gian qua mới chỉ tập trung vào giảm tần suất nộp tờ khai. Trong dài hạn, ngành Thuế cần lưu ý thời gian giải quyết các chức năng sau kê khai thuế, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra. Trong trường hợp này, các thủ tục thanh kiểm tra sẽ cần phải được chuẩn hóa và cần có những nỗ lực cải cách hơn nữa để giảm bớt thời gian liên quan đến chức năng thuế trong tương lai.

Chuyên gia của WB khuyến nghị cơ quan Thuế cần phải nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn nữa để hợp lý hóa chế độ thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của cơ quan thuế. Việc cải cách chính sách thuế cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đưa chế độ thuế tiến tới hiệu quả và minh bạch hơn, nhằm đảm bảo tính bền vững tài chính công và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Những thách thức mới xuất hiện này có thể trở thành cơ sở để các đối tác phát triển xem xét đưa ra hỗ trợ đối với phía Việt Nam.

Đẩy nhanh bằng ngoại lực

Trước những thách thức đó, để đạt được các mục tiêu của Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011-2020 đã đề ra, bên cạnh việc duy trì và quyết liệt hơn trong việc thực hiện các chương trình, các giải pháp bằng nội lực, ngành Thuế cần thiết phải có được sự hỗ trợ phù hợp và kịp thời từ các đối tác.

Nhấn mạnh điều này trong đề xuất gửi tới các đối tác phát triển của ngành Tài chính, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Đại Trí nêu rõ: Tổng cục Thuế rất cần sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế, các đối tác phát triển để việc cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế được thành công.

Ông Trí đề nghị WB tư vấn, hỗ trợ việc đánh giá lại hiện trạng và xác định thứ tự ưu tiên hợp lý trong Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; hỗ trợ nâng cao năng lực xây dựng chính sách; xu hướng và tác động đến chính sách thuế trong bối cảnh tỷ lệ thu thuế trên GDP giảm xuống; phân tích tác động với nguồn thu và ý nghĩa chính sách của việc cắt giảm thuế quan, các hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức và các hoạt động chuyển giá… Cùng với WB, Tổng cục Thuế cũng đề xuất Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng đồng hành trong các hoạt động CCTTHC thuế, cải cách quản lý tuân thủ thuế thông qua quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan Thuế.

Những hỗ trợ đó nếu được thông qua và thực hiện hứa hẹn sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách thuế để cơ quan Thuế vừa có thể đảm bảo nguồn thu cho quốc gia, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Ông Sanjay Kalra - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam:

Việc quản lý tài chính công cần có tầm nhìn dài hạn hơn là chỉ tập trung tìm cách tăng nguồn thu từ thuế. Một khi Việt Nam thực hiện các thỏa thuận về giảm thuế suất khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do sẽ gây áp lực lên ngân sách. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực công, tăng cường tính minh bạch, đồng thời phải có biện pháp siết chặt trong chi tiêu công sao cho hiệu quả hơn.

Ông Aaron Batten - Chuyên gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB):

Việt Nam đã ban hành không ít văn bản pháp quy nhưng gặp vấn đề ở việc thực hiện. Yếu tố khiến chất lượng thực thi chưa cao nằm ở đội ngũ quản lý. Trong thời gian tới, để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính rất cần sự hỗ trợ của các đối tác trong quá trình cải cách. Với lĩnh vực thuế, cần hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực xây dựng chính sách, bao gồm việc đánh giá xu hướng và phân tích tác động của chính sách thuế nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính minh bạch của chính sách thuế.