您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【kết quả tỷ số atalanta】Khó phổ cập bơi cho học sinh

Empire7772025-01-25 23:50:28【World Cup】8人已围观

简介Do thiếu hồ bơi nên nhiều nơi việc dạy bơi cho h& kết quả tỷ số atalanta

Do thiếu hồ bơi nên nhiều nơi việc dạy bơi cho học sinh mới chỉ dừng lại ở dạy chay,ổcậpbơichohọkết quả tỷ số atalanta dạy lý thuyết trên giấy, lồng ghép vào giờ chào cờ đầu tuần; trong khi đó, việc thực hành, thành thạo kỹ năng lại vô cùng quan trọng.

Những con số biết nói

Chưa đến hè, thế nhưng thời gian qua, hàng loạt vụ tai nạn đuối nước thương tâm liên tiếp xảy ra ở khắp các địa phương trên cả nước, cướp đi sinh mạng của hàng trăm trẻ nhỏ, học sinh. Đơn cử, khoảng 14 giờ 30 phút ngày 18-2-2023, tại xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng, 4 cháu bé từ 6-13 tuổi rủ nhau đi tắm tại một đập chứa nước trên địa bàn. Tắm được một lúc thì 1 cháu lên bờ, 3 cháu còn lại vẫn tiếp tục tắm. Do vùng nước sâu nên cả 3 cháu bất ngờ bị đuối nước. Nghe tiếng kêu cứu, 2 người dân gần đó đã nhanh chóng nhảy xuống và cứu được 1 bé gái. Do nước sâu nên phải mất 30 phút lặn tìm kiếm, mọi người mới tìm thấy 2 cháu còn lại đưa lên bờ nhưng đã tử vong.

Giáo viên dạy bơi cho học sinh tại hồ bơi Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Bình Phước

Gần đây nhất vào khoảng 8 giờ 40 phút ngày 3-3, tại khu vực hồ Suối Cam (khu phố Phú Thịnh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài), nam sinh lớp 7 cùng bạn đi tắm đã bất ngờ bị đuối nước dẫn đến tử vong. Thông tin tại hiện trường, trong lúc tắm khu vực gần cầu mới xây (trong lòng hồ Suối Cam), nam sinh lớp 7 bất ngờ chới với dưới hồ nước. 3 thiếu niên đi cùng đã cố gắng cứu bạn nhưng bất thành. Các em đã hô hoán cho một số người đang câu cá gần đó đến cứu nhưng không được. Nhận tin báo, lực lượng cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Phước đã huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường và nhanh chóng đưa nam sinh lên bờ nhưng nạn nhân đã tử vong.

Trước đó, vào ngày 16-5-2022, một vụ đuối nước thương tâm cũng đã xảy ra tại thôn 5, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, khiến 3 cháu bé từ 4-6 tuổi tử vong. Tại hiện trường, khu vực 3 cháu bé đuối nước là ao sâu 3m, rộng 50m2.

Không chỉ ở Bình Phước mà tai nạn đuối nước luôn là nỗi ám ảnh của nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh Hà Tĩnh, ngày 5-4 vừa qua, 2 học sinh lớp 5 đã bị đuối nước khi tắm ở một hồ chứa nước trên địa bàn xã Gia Hanh, huyện Can Lộc. Mới đây nhất, chiều 9-4, tại tỉnh Khánh Hòa, nhóm học sinh của một trường THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh rủ nhau đi tắm biển và không may 3 em bị đuối nước dẫn đến tử vong…

Dẫn lại một số vụ việc gần đây để thấy rằng, tình trạng trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước vẫn tiếp tục tiếp diễn, là vấn đề đáng báo động.

Cao nhất khu vực Đông Nam Á

Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 5-14. Theo Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tuy có xu hướng giảm nhưng trung bình mỗi năm ở Việt Nam vẫn có khoảng 2.000 trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước, cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều trẻ em, học sinh bị đuối nước là do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng bơi lội, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn, nơi có nhiều ao, hồ, sông, suối, biển…

Lý giải vì sao việc phổ cập bơi cho học sinh vẫn là câu chuyện kéo dài suốt nhiều năm qua, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bù Đăng Nguyễn Tiến Thông cho biết: Hiện nay, bơi lội chưa phải là nội dung bắt buộc mà chỉ là môn tự chọn. Vì vậy, các trường tùy vào có hồ bơi hay không để quyết định chọn nội dung này. Và thực tế, hầu hết các trường công lập trên địa bàn huyện chưa có hồ bơi, bể bơi. Huyện đang thiếu giáo viên thể dục, một số giáo viên dạy Giáo dục thể chất chưa được đào tạo huấn luyện, cấp chứng chỉ dạy bơi.

Thiếu nhi phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài tham gia giải bơi do phường tổ chức dịp hè năm 2022

Để trang bị kỹ năng bơi lội cho học sinh, ông Nguyễn Tiến Thông cho biết, phòng đã chỉ đạo các trường liên hệ, phối hợp chủ hồ bơi tư nhân tổ chức các khóa dạy bơi cho học sinh, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên số học sinh tham gia rất ít hoặc muốn học nhưng lại không có hồ bơi để dạy. “Bộ GD&ĐT nên đưa nội dung bơi vào chương trình chính khóa và coi bơi lội là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông” - ông Thông kiến nghị.

Không chỉ ở địa bàn vùng sâu, xa mà ngay thị xã Chơn Thành, 100% trường học hiện vẫn chưa có hồ bơi. Thị xã có 10 hồ bơi tư nhân, tập trung chủ yếu trên địa bàn các phường, còn lại 4 xã: Quang Minh, Minh Thắng, Minh Lập và Nha Bích vẫn chưa có.

Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành Nguyễn Văn Diễn cho biết, do các trường trên địa bàn không có hồ bơi nên việc dạy bơi cho học sinh chưa thực hiện được, mới chỉ dừng lại dạy lý thuyết thông qua các tiết dạy thể dục. Trong khi đó, đội ngũ thầy, cô giáo được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ dạy, tập bơi còn ít, chưa bài bản. Nhận thức của phụ huynh, kể cả một số cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề dạy kỹ năng bơi chưa được nâng cao. Họ cho rằng Chơn Thành ít sông, hồ, suối nên chưa quan tâm việc dạy kỹ năng bơi cho các con.

“Nhà trường không có hồ bơi cũng như giáo viên nên dạy bơi chỉ dừng lại ở lý thuyết thông qua tiết chào cờ, giáo dục kỹ năng sống. Trong khi đó, trên địa bàn không có hồ bơi tư nhân nên phụ huynh ngại đưa con em đi xa để học bơi”.

Hiệu trưởng Trường tiểu học Minh Thắng
TRẦN THỊ CHANH


Để đảm bảo an toàn cho trẻ, học sinh, ngành giáo dục Bình Phước hằng năm đều ban hành kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phòng, chống đuối nước; tăng cường tập huấn, dạy bơi, tập bơi ở những nơi có điều kiện. Xây dựng, nhân rộng mô hình “trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”, mô hình “dạy bơi an toàn” trong các trường học… Thế nhưng, điều này là chưa đủ để ngăn ngừa nguy cơ đuối nước.

Đếm trên đầu ngón tay

Thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay tỷ lệ hồ bơi có trong trường học trên cả nước rất thấp, chỉ khoảng 0,47% số trường tiểu học; 0,25% số trường THCS và 0,41% số trường THPT có hồ bơi. Tại tỉnh Bình Phước, số hồ bơi có ở các trường học chỉ tính trên đầu ngón tay, bởi ngoài kinh phí đầu tư lớn thì công tác vận hành, quản lý thường rất phức tạp. Thực trạng thiếu hồ bơi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy bơi trong trường, khiến tỷ lệ học sinh biết bơi còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, số học sinh tiểu học biết bơi chiếm chưa đến 30%.

Bơi không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thể chất mà còn là kỹ năng sinh tồn. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, thiếu thốn về cơ sở vật chất (hồ bơi) nên việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa khó khả thi. Muốn khắc phục những hạn chế này không phải một sớm một chiều. Do đó, ngoài giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, các gia đình cần chủ động đưa con đi học bơi và học kỹ năng an toàn, kỹ năng tự cứu khi xảy ra tai nạn trong môi trường nước ở các trung tâm. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa nguy cơ, bảo đảm an toàn trong bối cảnh việc phổ cập bơi cho học sinh còn nhiều rào cản như hiện nay.

很赞哦!(78)