Đây là ý kiến của đại biểu (ĐB) Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) khi thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) chiều 13/6.
UBCKNN thuộc Bộ Tài chính sẽ đảm bảo được các nghị quyết của Đảng
Tại phiên thảo luận,ìsaonêngiữnguyênquyđịnhỦybanChứngkhoánthuộcBộTàichíđội hình heidenheim gặp dortmund nhiều ĐB đã cho ý kiến về mô hình và thẩm quyền của UBCKNN quy định trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi). Về vấn đề này, hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau: Một là, giữ nguyên quy định như hiện hành là UBCKNN vẫn trực thuộc Bộ Tài chính; hai là, tách UBCKNN thành một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phát biểu tại nghị trường Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn. |
Cho ý kiến về vấn đề này, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay thì nên giữ như quy định hiện hành và cùng với việc sửa đổi Luật Chứng khoán lần này, cần rà soát các quy định nhằm đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của UBCKNN hơn nữa và không cần thiết phải thành lập thêm một đầu mối thuộc Chính phủ.
Theo lý giải của ĐB Lưu Mai, việc giữ quy định như luật hiện hành là nhằm bảo đảm tính tuân thủ các nghị quyết của Đảng. Tại Nghị quyết số 39 của Đảng đã nêu rất rõ: “Chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt, thực sự cần thiết do nhu cầu thực tiễn”. Tiếp đó, tại Nghị quyết số 18 thêm một lần nữa đã nhấn mạnh: “Việc sắp xếp lại bộ máy không được làm tăng thêm đầu mối, tăng biên chế, trường hợp đặc biệt, cần tăng thêm đầu mối thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị”.
Bên cạnh đó, ĐB Lưu Mai cho biết thêm, tại kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến về luật sửa đổi Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương với quan điểm xuyên suốt là không tăng thêm biên chế, tăng thêm bộ máy.
Do vậy, “nếu như hiện nay, chúng ta tách UBCKNN thành một cơ quan độc lập sẽ đồng nghĩa với việc tăng thêm đầu mối, tăng thêm biên chế và đương nhiên sẽ tăng chi ngân sách cho bộ máy” - ĐB Lưu Mai nhấn mạnh.
Quan trọng nhất là hiệu quả hoạt động của bộ máy
Cũng theo ĐB Vũ Thị Lưu Mai, việc tách UBCKNN ra khỏi Bộ Tài chính là chưa có đầy đủ cơ sở thực tiễn. Cơ sở của việc đổi mới mô hình chưa thực sự vững chắc, phải trên cơ sở đánh giá từ thực tiễn một cách toàn diện và đưa ra các luận cứ khoa học, cũng như chỉ ra được bất cập, hạn chế trong bộ máy hiện hành. “Tuy nhiên, theo tờ trình của Chính phủ đã không đề xuất sửa đổi mô hình cũng không đưa ra được tính bất cập trong bộ máy hiện hành. Ngay cả các ý kiến rằng, cần phải tách UBCKNN ra khỏi Bộ Tài chính, thì cũng không chỉ rõ quy định nào là cản trở quy trình vận hành, cũng không chỉ ra được những bất cập trong bộ máy hiện nay” - ĐB nói.
"Để nâng cao hiệu quả hoạt động của một bộ máy thì không phụ thuộc vào cơ quan đó nằm ở đâu, mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta trao cho đơn vị đó những quyền năng gì… Yếu tố con người, chất lượng bộ máy, tính chuyên nghiệp và khả năng thực hiện nhiệm vụ - đó mới là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả thực sự của một bộ máy" - ĐB Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, với mô hình như hiện nay, UBCKNN trong những năm qua đã hoạt động tích cực, giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2018, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 71,9%, tăng 1.680 lần so với năm 2002. Do vậy, căn cứ của việc cần phải thay đổi mô hình UBCKNN là chưa đầy đủ.
Lý do thứ 3 được ĐB Lưu Mai nêu ra là, xét về các quy định của pháp luật hiện hành, cũng như quy định tại dự thảo luật về cơ bản đã đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính độc lập của UBCKNN. Cụ thể, theo quy định, UBCKNN có các quyền cụ thể như: quản lý công ty đại chúng, cấp phép phát hành chứng khoán, cấp phép hoạt động cho công ty chứng khoán, quyền thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; chủ động trong đề xuất chính sách, độc lập trong ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quản lý trực tiếp các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán,...
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã bổ sung thêm một số thẩm quyền cho UBCKNN, đó là quyền tiếp cận thông tin để phục vụ hoạt động thanh tra kiểm tra; quyền ban hành các quy định và áp dụng các biện pháp để bảo vệ nhà đầu tư; và quyền trực tiếp báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của thị trường chứng khoán.
Thứ 4, theo ĐB Lưu Mai, việc phát triển thị trường chứng khoán luôn gắn liền với các chính sách tài khóa và nếu giữ như mô hình hiện nay là UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời cũng đảm bảo tính nhất quán trong việc thực thi các chính sách tài khóa.
ĐB Lưu Mai cho biết thêm, lý do thứ 5 để giữ nguyên quy định như dự thảo luật là, xét về kinh nghiệm quốc tế, hiện nay mô hình UBCKNN thuộc cơ quan nào khá đa dạng, không có công thức nào cố định để áp dụng cho tất cả các quốc gia, mà chỉ xem xét lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp với điều kiện của từng đất nước. Với Việt Nam, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính cũng là phù hợp với thông lệ của nhiều quốc gia.
“Theo Hiệp hội các UBCK quốc tế, trong số 128 quốc gia, có 48 quốc gia có mô hình UBCK thuộc Bộ Tài chính; 10 quốc gia thuộc ngân hàng trung ương,.... Như vậy, mô hình của Việt Nam cũng tương thích với nhiều quốc gia” - ĐB Lưu Mai dẫn chiếu và nhấn mạnh.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai cũng nhấn mạnh rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của một bộ máy thì không phụ thuộc vào cơ quan đó nằm ở đâu, mà vấn đề nằm ở chỗ chúng ta trao cho đơn vị đó những quyền năng gì. Đặt giả thiết, UBCKNN tách khỏi Bộ Tài chính và chuyển sang trực thuộc của Chính phủ mà không trao cho ủy ban quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thì điều đó cũng không đem lại hiệu quả thiết thực.
“Yếu tố con người, chất lượng bộ máy, tính chuyên nghiệp và khả năng thực hiện nhiệm vụ - đó mới là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả thực sự của một bộ máy" - ĐB Lưu Mai nhấn mạnh./.
Duy Thái