【ket qua tran juventus】Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Thêm cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam - EU tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA
Hải quan thúc đẩy chuyển đổi số chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics
Các chuyên gia trao đổi tại diễn đàn
Các chuyên gia trao đổi tại diễn đàn

Nhiều hạn chế

Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới (độ mở của Việt Nam cao gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc) nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỷ USD thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị, xếp thứ 53 trên tổng số 174 quốc gia. Con số này chưa bằng 1/4 của Philippines với 84,8 tỷ USD (xếp thứ 34). Đồng thời, mức độ tham gia vào các công đoạn tinh vi phức tạp của Việt Nam vẫn còn thấp.

Dẫn chứng từ Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) năm 2020, ông Nguyễn Hữu Tín, Giám đốc ITPC cho hay, mức độ tham gia của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ “chế biến chế tạo mức hạn chế”, trong khi một số quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan và Philippines hiện đã ở trình độ “chế biến chế tạo và dịch vụ tiên tiến” (cao hơn một cấp so với Việt Nam).

Theo ông Nguyễn Hữu Tín, chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm tới 66% giao dịch thương mại. Nhưng mức độ nội địa hóa của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 28% trong tổng kim ngạch thương mại, thấp hơn gần 2 lần so với Trung Quốc. Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá mức vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp, trong đó nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loại chiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%; 4 tập đoàn hàng đầu Samsung, Foxconn, Intel, Panasonic chiếm 70% kim ngạch thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu.

WDR ước tính rằng cứ 1% tăng lên trong sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên hơn 1%, nhiều hơn hai lần so với thương mại truyền thống. Do vậy, tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ là quan trọng để thúc đẩy nhanh năng suất và tăng trưởng.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM đánh giá, trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu của TPHCM bị tác động không nhỏ từ dịch Covid-19, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, chia sẻ cách thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả cũng như gia tăng tỷ trọng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu hàng xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của thành phố.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại diễn đàn
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại diễn đàn

Ông Tín cũng đánh giá năm 2020 là một năm rất đặc biệt đối với Việt Nam khi cùng lúc xuất hiện cả cơ hội và thách thức chưa từng có tiền lệ đan xen. Trong khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động giao thương, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, Việt Nam lại nổi lên như một “điểm sáng” về phòng chống dịch. Nhờ đó kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, ở mức 2,12% trong 9 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh hầu hết nền kinh tế lớn trên thế giới đều tăng trưởng âm.

Nhận thấy trong nguy có cơ, ITPC đã và đang tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp để có thể tận dụng hiệu quả lợi thế mà các FTA đem lại cũng như nâng cao trình độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, ITPC đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ và kết nối trực tuyến, thay cho các hoạt động trực tiếp bị hủy, qua đó giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường và tìm kiếm khách hàng. Nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu và tận dụng khá hiệu quả các ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu. Thời gian tới, ITPC sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chia sẻ về lĩnh vực xuất khẩu nông sản, ông Phạm Thiết Hòa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, năm 2020, nông, lâm, thủy sản đã cho thấy vai trò làm trụ đỡ cho lĩnh vực xuất khẩu trong thời gian dịch bệnh khi vẫn duy trì tăng trưởng 1,6% trong 10 tháng. Tuy nhiên, ông Hòa bày tỏ trăn trở về tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đạt khoảng 25 – 30% tổng sản lượng nông sản.

Để thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp nông sản cần tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến sâu. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng; tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu...