Chính sách thuế với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của DN chế xuất | |
Không phải kê khai, nộp thuế khi NK hàng hóa cho DN chế xuất | |
Áp dụng chính sách thuế như thế nào với hàng hóa NK cho DN chế xuất? |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh; T.Trang. |
Phân tích quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan cho biết, tại Khoản 2, Khoản 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định: “Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác".
Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cũng quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩuhợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này”.
Với trường hợp vướng mắc, Tổng cục Hải quan cho biết, Công ty TNHH Fujikin Việt Nam là DN chế xuất, công ty này có 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm: Chi nhánh Công ty TNHH Fujikin Việt Nam- VWL Hà Nội (chi nhánh Hà Nội) là đơn vị thực hiện quyền XK, quyền NK, quyền phân phối, bán buôn và quyền phân phối bán lẻ; Công ty TNHH Fujikin Việt Nam- Chi nhán Nhà máy Bắc Ninh (gọi tắt là Chi nhánh Bắc Ninh) là đơn vị được áp dụng quy định DN chế xuất.
Tổng cục Hải quan băn khoăn, chi nhánh Hà Nội đã NK hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam theo quyền NK, vậy chi nhánh Hà Nội có được quyền đưa số hàng hóa này cho chi nhánh Bắc Ninh thực hiện gia công sản phẩm sau đó nhận lại sản phẩm để phân phối, bán hàng hóa cho các DN khác tại Việt Nam hoặc XK sản phẩm ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP?
Để có cơ sở hướng dẫn DN, Tổng cục Hải quan đã phải lấy ý kiến trao đổi với Bộ Công Thương về vướng mắc này.