Thượng viện Nga đã bỏ phiếu vào thứ Tư (25/6) để rút quyền đưa các lực lượng quân sự Nga đến Ukraine của tổng thống Putin như một nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình bất ổn ở Ukraine. Trước đó,ìnhhìnhUkrainemớinhấtThượngviệnNgarútquyềnđưaquânđếnUkrainecủatổngthốtl bd y vào ngày 1/3, Hội đồng liên bang đã chấp thuận yêu cầu của tổng thống Putin về nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, vào ngày 24/6, tổng thống Putin đã gửi một bức thư tới đại diện Thượng viện yêu cầu Thượng viện nước này rút lại một nghị quyết cho phép Nga sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp vào tình hình Ukraine.
Theo kết quả bỏ phiếu, chỉ có 1 thượng nghị sĩ bỏ phiếu phản đối trong khi 153 thượng nghị sĩ còn lại đều đồng ý thông qua yêu cầu thu hồi Nghị quyết đưa ra hôm 1/3 về việc trao quyền cho Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phát ngôn viên của tổng thống Nga, ông Dmittry Peskov cho hay, yêu cầu này của tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc đàm phán xoay quanh việc giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Tình hình Ukraine có tiến triển sau khi Thượng viện Nga quyết định rút quyền can thiệp quân sự vào Ukraine của Putin
Tình hình Nga – Ukraine rơi vào bế tắc kể từ tháng 3, khi Nga sáp nhập Crưm (vốn là một bán đảo của Ukrainne) và điều quân dọc biên giới 2 nước.
Tuần trước, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố lệnh ngừng bắn trong trận chiến chống quân ly khai thân Nga của chính phủ Kiev nhằm xoa dịu căng thẳng Ukraine. Tuy nhiên, bạo lực lại nổ ra vào ngày 24/6, khi chính phủ Ukraine cho biết quân ly khai thân Nga bắn rơi một máy bay trực thăng quân sự của chính phủ ở miền đông nước này làm 9 người thiệt mạng. Mặc dù vậy, theo giới quan chức Ukraine, các cuộc đàm phán hòa bình với sự tham gia của đại diện các bên Ukraine, quân ly khai thân Nga ở khu vực bất ổn Donetsk và Luhansk, Nga và thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu vẫn đang tiếp diễn.
Ngoại trưởng NATO đã thông qua gói cứu trợ giúp tăng cường khả năng quốc phòng của Ukraine – vốn không phải thành viên NATO vào thứ Tư vừa qua.Theo như thỏa thuận sau các buổi đàm phán với ngoại trưởng mới của Ukraine ông Palvo Klimkin ở Brussels, Bỉ, NATO cho biết gói cứu trợ này bao gồm “việc thành lập các quỹ ủy thác mới nhằm xây dựng và tăng cường khả năng quốc phòng của Ukraine trong các lĩnh vực chủ chốt như hậu cần, chỉ huy, kiểm soát, bảo vệ không gian mạng và giúp các cựu chiến binh hòa nhập với cuộc sống bình thường.”