您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【santos laguna nữ】Gắn cổ phần hoá với niêm yết cổ phiếu để phát triển thị trường vốn

Empire7772025-01-25 22:23:11【Ngoại Hạng Anh】2人已围观

简介Trong số các DN niêm yết hiện nay, hơn một nửa là các DNNN đã CPH.Điều này liên quan sâu sắc đến việ santos laguna nữ

Trong số các DN niêm yết hiện nay,ắncổphầnhoávớiniêmyếtcổphiếuđểpháttriểnthịtrườngvố<strong>santos laguna nữ</strong> hơn một nửa là các DNNN đã CPH.

Trong số các DN niêm yết hiện nay, hơn một nửa là các DNNN đã CPH.

Điều này liên quan sâu sắc đến việc cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam. Đây cũng là chủ đề được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tại Hội nghị Kinh tế tài chính quốc tế lần thứ 8, diễn ra ngày 22/3 tại Hà Nội.

Việt Nam triển khai mạnh mẽ quá trình CPH DNNN

Trình bày trước các nhà đầu tư nước ngoài tại phiên thảo luận với chủ đề “Cơ hội và đầu tư mới vào DNNN Việt Nam” - bà Lê Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt chính sách, giải pháp để thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả DNNN. Cho đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động này đã khá đồng bộ, hoàn thiện, tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp, CPH, thoái vốn DNNN.

Đến nay, số DNNN đã giảm mạnh về số lượng, chỉ chiếm 0,5% tổng số DN Việt Nam. Số lượng DN ít song vẫn chiếm tỷ trọng vốn lớn, tới 28,4%. DNNN tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hiệu quả DNNN xét về các tiêu chí lợi nhuận, bảo toàn vốn đã có chuyển biến tích cực. Các DNNN sau khi niêm yết đã tạo nguồn hàng hoá quan trọng, chất lượng trên thị trường chứng khoán (TTCK). Trong số các DN niêm yết hiện nay, hơn một nửa là các DNNN đã CPH.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi, CPH DNNN thời gian qua vẫn chậm, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới của DNNN. Do đó, thúc đẩy cơ cấu lại DNNN được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Theo đó, các chính sách pháp luật tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chính phủ xác định DNNN chỉ tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu; thoái hết vốn ở những DNNN không cần chi phối; đổi mới mô hình quản trị, giám sát DN theo thông lệ quốc tế; xử lý các tồn tại, yếu kém…

Tại phiên thảo luận, một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là hoạt động CPH gắn với niêm yết cổ phiếu, đăng ký giao dịch trên TTCK. Việc CPH DNNN gắn với bán đấu giá DNNN cổ phần và niêm yết trên TTCK. Đặc biệt, các DN quy mô lớn đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của TTCK, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường vốn.

Cần công khai những DN CPH chậm niêm yết

Tuy nhiên, bà Lê Thị Thu Hà nhìn nhận, việc gắn CPH với niêm yết cổ phiếu đến thời điểm này vẫn chưa được chú trọng. Một phần do các DN và đại diện chủ sở hữu chưa nhận thức rõ được lợi ích của việc đưa cổ phiếu lên niêm yết và cũng chưa xác định được mục tiêu cao nhất của CPH là tạo ra sự thay đổi trong cơ chế quản trị và điều hành DN nhằm tăng cường hiệu quả của DN sau CPH. Nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK đã làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau CPH theo các thông lệ và nguyên tắc của công ty đại chúng, công ty niêm yết dẫn đến hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với các DN này.

Giải pháp cho vấn đề này, theo đại diện UBCKNN, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến CPH, thoái vốn gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật. Công khai danh sách DN chưa thực hiện để các cổ đông tại DN biết và yêu cầu các DN phải tuân thủ quy định, đồng thời để các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại DN chỉ đạo người đại diện đôn đốc các DN thực hiện. Cuối cùng, là việc tăng cường giám sát, xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, có hình thức xử lý, kỷ luật với những cá nhân không chấp hành chỉ đạo, trì hoãn, kéo dài việc thực hiện chủ trương này. Hiện UBCKNN đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính gửi văn bản nhắc nhở tới DN, các bộ ngành, để thông báo và đề nghị phối hợp yêu cầu DN, lập các đoàn kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính lên tới 350 triệu đồng.

Trao đổi tại phiên thảo luận, ông Kang Moon Kyung - CEO Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề này và cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến mạnh mẽ quá trình CPH DNNN với lộ trình chặt chẽ và đây là cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi quan tâm đến DN CPH thì điều phải quan tâm là liệu DN đó có được niêm yết trên TTCK hay không.

Đề xuất các giải pháp để TTCK phát triển tốt hơn nữa, ông Kang Moon Kyung cho rằng, cần thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn với việc các DN phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực tài chính, giảm phụ thuộc vào ngân hàng. Dòng vốn từ các ngân hàng thương mại cần chuyển sang ngân hàng đầu tư nhiều hơn. Các công ty chứng khoán cần mở rộng vai trò hoạt động, kết hợp với ngân hàng trong cả hoạt động cho vay và đầu tư…

Tại Hàn Quốc, Tập đoàn SK đang có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các công ty nhà nước của Việt Nam để tiến vào các DN có cơ sở hạ tầng như viễn thông, dầu mỏ và năng lượng. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc bao gồm Samsung, LG, POSCO, CJ và Hyosung cũng có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ, xem Việt Nam là vùng đất cơ hội thay vì Trung Quốc. Trong lĩnh vực tài chính, KEB Hana Bank đã ký một MOU (biên bản ghi nhớ) vào năm ngoái để mua 15% cổ phần của BIDV, một ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam...

Hoàng Yến

很赞哦!(5492)