Cuộc đời của nhà sưu tập danh tiếng Au Bak Ling (1928-2019) tựa như một câu chuyện thần thoại. Từ khi còn nhỏ,ừcậubébỏhọckhituổitrởthànhnhàsưutậpđồcổgiàunứtđốđổvácách đánh tài xỉu Au đã bắt đầu đi làm để giúp đỡ gia đình, trụ vững trong giai đoạn nhiễu nhương, trở thành nhà cung cấp sách giáo khoa lớn nhất ở Hong Kong (Trung Quốc). Ngoài công việc trong ngành xuất bản, Au còn sở hữu bộ sưu tập đồ gốm giá trị nhưng luôn kín tiếng.
Nhà sưu tập triệu đô ẩn mình
Au bắt đầu dấn thân vào thế giới gốm sứ khi ông tham dự cuộc đấu giá với bạn năm 1974. Thời điểm đó, ông hoàn toàn là người mới: không có kiến thức, không có người tư vấn, ông đấu giá bất cứ thứ gì mình thích. Au bước ra khỏi cửa và mang về 14 lô hàng với niềm đam mê mới sẽ kéo dài tới tận cuối đời.
Không ngừng theo đuổi những thứ tốt nhất, Au trở thành một trong những nhà sưu tập nghệ thuật được kính trọng nhất trong lĩnh vực gốm sứ Trung Hoa. Dù đạt nhiều thành công, ông luôn giữ thái độ khiêm tốn, không khoe khoang về tài sản của mình. Bởi vậy, cũng ít người có cơ hội được thưởng lãm bộ sưu tập của ông.
Cuối tháng 9 vừa qua, một số tác phẩm từ thời nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong bộ sưu tập của Au được đưa ra đấu giá và trưng bày. Nhiều món đồ chưa từng được công bố rộng rãi. Trong đó có chiếc chén gà thời nhà Minh được nhận định thuộc hàng quý giá bậc nhất. Ngày nay, chỉ có khoảng 20 chiếc chén gà còn sót lại. Năm 2014, một chiếc đã được chốt 36 triệu USD - kỷ lục đấu giá đồ sứ Trung Hoa thời điểm đó.
Trong 1 lần hiếm hoi trước đây, các báu vật của Au được triển lãm tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh vào năm 1998. Giám tuyển Regina Krahl tiết lộ: "Giá trị của bộ sưu tập thực sự phi thường. Chúng ta đang nói về một con số khổng lồ - gần 130 triệu USD".
Kiếm tiền từ khi 8 tuổi
Au Bak Ling sinh năm 1928 trong một gia đình nghèo khó ở Hong Kong, phải đi làm từ năm 8 tuổi. Khi lên 10 tuổi, Au buộc phải rời khỏi trường học miễn phí để giúp cha mình trông nom một quầy sách cũ.
Tháng 12/1941, chiến tranh nổ ra ở châu Á - Thái Bình Dương, cuộc sống ở Hong Kong trở nên nhiễu loạn. Au lúc đó mới 13 tuổi nhưng thấy mình phải có trách nhiệm gánh vác nuôi sống cả gia đình. Thoát khỏi một vụ nổ bom, chàng thiếu niên không ngừng nỗ lực và khởi nghiệp kinh doanh khi mới 15 tuổi.
Chẳng bao lâu sau, Au nhận ra cách duy nhất để tiến lên là tự tu dưỡng và bước đầu tiên là học tiếng Anh. Với 1 cuốn từ điển và 2 cuốn sách hướng dẫn phát âm, ông đã thành thạo nói và viết, cho phép ông có được kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau của châu Âu. Ông đã biết về Thuyết tương đối của Albert Einstein cũng như các tác phẩm của nhà thơ vĩ đại Goethe của Đức.
Tài năng cộng với quyết tâm tự học dần thay đổi vận mệnh của Au. Vị doanh nhân mở rộng kho hàng của mình, đặt mua sách mới từ Anh và tham gia vào lĩnh vực bán buôn sách. Công ty của Au trở thành nhà cung cấp sách giáo khoa hàng đầu ở Hong Kong. Không dừng ở đó, ông tiếp tục đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh sang công nghệ thông tin, đầu tư bất động sản và lĩnh vực khách sạn trên phạm vi toàn cầu.
"Những gì bạn nhận được từ cộng đồng, ít nhất ở một mức độ nào đó, phải được trả lại cho cộng đồng", Au Bak Ling từng nói.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra dẫn tới tình trạng sa thải hàng loạt ở Hong Kong. Au quyết định thành lập Quỹ từ thiện Au Bak Ling vào năm 2009. Đến nay, quỹ đã quyên góp hơn 3,2 triệu kg gạo cho hơn 60.000 người nghèo.
Khi nhắc tới bộ sưu tập của mình, Au cho rằng mình chỉ là "người trông coi chứ không phải là chủ sở hữu vĩnh viễn của tác phẩm". Do đó, ông mong muốn trao lại một phần tài sản quý giá cho thế hệ tiếp theo sau khi ông qua đời. Một phần tiền thu được từ việc bán bộ sưu tập Au Bak Ling sẽ được quyên góp cho các mục đích từ thiện.