Bộ Y tế làm rõ thông tin đưa Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid-19 | |
Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường,ễuloạnthôngtintrịbệtrận đấu mexico trục lợi |
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Hiếu cho biết thêm, thuộc cấp của ông- dược sĩ Hà Quang Tuyến trưởng khoa Dược đã nghiên cứu tài liệu và chia sẻ thêm: thuốc của Nga nếu thực sự tốt chắc tỷ lệ tử vong của Nga không ở mức hàng đầu thế giới; tỷ lệ bệnh tự khỏi của chủng Omicron trên người đã được tiêm chủng rất cao nên thuốc gì uống vào đều “khỏi”; đừng lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho nhóm buôn lậu thuốc đang ngày càng công khai bán trên mạng xã hội”.
Những thông tin hữu ích trên thể hiện phần nào sự bức xúc của những bác sĩ, dược sĩ tận tâm trước sự nhiễu loạn thông tin về các loại thuốc và cách chữa trị Covid-19 trên mạng internet.
Những ngày gần đây, các ca F0 tăng nhanh chóng khiến nhiều người lo lắng tìm kiếm các phương pháp, các loại thuốc để chữa trị, trong đó tìm kiếm trên internet đã thành phổ biến. Trước thực trạng đó, hàng loạt tài khoản mạng xã hội bán hàng online đã cung cấp các sản phẩm chữa trị, hỗ trợ chữa trị F0. Điều đáng nói, các sản phẩm bán online này phần lớn là không có hướng dẫn, không rõ nguồn gốc và đặc biệt là thuốc không có sự cho phép của bác sĩ. Để bán được hàng, các chủ tài khoản bán hàng không ngại ngần “nổ” hết cỡ về tác dụng của các sản phẩm bất chấp nguy hiểm đến tính mạng người dùng trong khi người mua thì chỉ dựa vào niềm tin và cảm tính. Nếu như các cửa hàng thuốc tây cần đủ các loại điều kiện về chuyên môn và bằng cấp thì người bán thuốc chữa bệnh trên mạng internet hầu như không bị kiểm soát gì. Không chỉ vậy, hiện mạng xã hội cũng tràn ngập các các clip quảng cáo về các “bác sĩ vườn”, các loại thuốc dễ làm cho người xem tin tưởng loại thuốc đó, bác sĩ đó chữa được tất tật các bệnh. Điều này lại càng nở rộ khi ca F0 gia tăng.
Nhìn thẳng thực tế, mạng xã hội đang có nhiều thông tin gây nhiễu loạn việc chữa trị và chăm sóc người bệnh Covid-19. Nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để đánh vào tâm lý là cứ có vấn đề gì về sức khỏe là lên mạng internet tìm kiếm thông tin và làm theo để trục lợi. Đây là mối nguy hiểm rất lớn đối với từng người bệnh và với xã hội. Do đó, cơ quan hữu quan về y tế, về mạng internet bên cạnh việc tăng cường các thông tin chính thống, chính thức về chữa trị Covid-19, cần kịp thời thanh lọc những thông tin lừa đảo, sai sự thật, sai khoa học đang tấn công người dùng mạng xã hội. Đồng thời, kịp thời trừng trị những kẻ cố tình lợi dụng mạng xã hội để trục lợi nhất là ở lĩnh vực y tế và sức khỏe. Hiện việc ứng phó với đại dịch còn hết sức khó khăn và chưa thể kết thúc sớm nên việc xử lý những thông tin làm nhiễu loạn công tác phòng chống, chữa trị người bệnh là hết sức cần thiết.