World Cup

【nhan dinh nhat ban】Mobile Money giữa lằn ranh của sự tiện lợi và mối lo bảo mật

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Hòa nhịp xu hướng thanh toán không tiền mặt2 doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép thí điểm triển khai nhan dinh nhat ban

Hòa nhịp xu hướng thanh toán không tiền mặt

2 doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và MobileFone.

Mobile Money giữa lằn ranh của sự tiện lợi và mối lo bảo mật

Dịch vụ Mobile Money được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần làm tăng nhiệt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Sự khởi động của dịch vụ Mobile Money được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần làm tăng nhiệt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự cộng hưởng thúc đẩy thêm cho hoạt động này vốn đã và đang bước vào giai đoạn tăng tốc mạnh thời gian qua.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, hiện có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR, gần 298 nghìn POS…

9 tháng đầu năm 2021, thanh toán mobile tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020: thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.

Điểm quan trọng trong hoạt động thanh toán, theo ông Dũng là thời gian qua đã hình thành hệ sinh thái thông minh, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực cho người dùng dịch vụ trên không gian số.

Thực tế, người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và sau đó thanh toán hoàn toàn trên kênh số. Nhờ đó, hoạt động thanh toán không bị gián đoạn trong bối cảnh người tiêu dùng bị cách ly, giãn cách do dịch Covid-19.

Mục tiêu cụ thể được đặt ra đến năm 2025 là 50% người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 50% quyết định giải ngân cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của cá nhân được số hóa…

Tiện ích và mối lo bảo mật

Riêng với Mobile Money, theo thông tin từ VNPT, để sử dụng hình thức thanh toán này, các thuê bao VinaPhone chỉ cần đăng ký dịch vụ là có thể nạp, rút tiền, thanh toán tiêu dùng nhỏ lẻ, thanh toán trực tuyến và chuyển tiền bằng tài khoản Mobile Money. Sự khác biệt của dịch vụ này so với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khác ở chỗ, người sử dụng có thể nạp, rút tiền, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua mã QR mà không cần đến tài khoản ngân hàng mọi lúc mọi nơi.

Theo VNPT, việc chuyển tiền cũng dễ dàng khi chỉ cần nhớ số điện thoại của người nhận, có thể chuyển tiền qua lại tới mọi tài khoản ngân hàng và hàng triệu ví điện tử VNPT Pay. Tương tự với MobileFone, nhà mạng này cho biết sẽ triển khai cung cấp dịch vụ trên hệ thống hơn 600 cửa hàng, điểm giao dịch của MobiFone trên toàn quốc. Sau đó sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn bộ hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch của các đối tác, đại lý.

Mobile Money có những đặc thù riêng so với các phương tiện thanh toán khác là do tính chất không cần tài khoản ngân hàng, không cần internet, dịch vụ có thể vươn tới vùng sâu sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Do đó, Mobile Money sẽ khỏa lấp vào khoảng trống thị trường mà các phương tiện thanh toán khác còn chưa bao phủ hết, qua đó tiếp tục thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Tuy nhiên, một câu chuyện được đặt ra là tính bảo mật và an toàn khi sử dụng dịch vụ Mobile Money ra sao?

Những vấn đề an toàn về công nghệ và an ninh tiền tệ cũng được đặt ra khi Chính phủ xây dựng các nội dung pháp lý về thí điểm Mobile Money. Quyết định 316/QĐ-TTg của Chính phủ cũng đã có quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán tại ngân hàng thương mại và số dư trên các tài khoản đảm bảo thanh toán phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư tất cả các tài khoản Mobile Money của các khách hàng tại cùng một thời điểm. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Mobile Money phải được tách bạch, riêng biệt với các tài khoản thanh toán khác của doanh nghiệp thực hiện thí điểm mở tại ngân hàng thương mại.

Về mặt an toàn công nghệ, Quyết định 316/QĐ-TTg cũng yêu cầu doanh nghiệp thí điểm phải chịu trách nhiệm định danh khách hàng chính xác; có biện pháp hạn chế, loại bỏ tình trạng SIM có thông tin không chính xác, không đầy đủ trên thị trường; có cơ chế tạm khóa/đóng băng các tài khoản Mobile Money ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật…

Nói thêm về vấn đề an toàn bảo mật liên quan đến dịch vụ Mobile Money, ông Ngô Diên Hy- Tổng giám đốc VNPT cho biết, hệ thống của VNPT đã được trang bị đầy đủ tương đương như hệ thống “core banking” của khối ngân hàng tài chính và có khả năng truy vết các gian lận. “Bản thân VNPT cũng đang là đối tác cung cấp dịch vụ cho rất nhiều tổ chức ngân hàng tài chính và công nghệ dịnh danh (eKYC) của VNPT cũng đảm bảo yếu tố an toàn cho khách hàng sử dụng dịch vụ”- ông Hy nói.

Những mục tiêu cơ bản đối với dịch vụ Mobile Money

Theo Quyết định 316/QĐ-TTg dịch vụ Mobile Money góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.

Kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap