“Tôi nhớ như in hình ảnh mẹ tôi buổi trưa ngày 30/4/1975. Khi bà đạp xe xách làn đi chợ Hàng Bè thì Sài Gòn chưa giải phóng,ữngđổithayhòabìsoi kèo bochum khi bà đi chợ về thì phố xá đã tưng bừng ngày hội. Tôi đang đứng ngoài cổng ngắm phố, thấy bà mướt mải mồ hôi đạp xe về, trên ghi đông tòng teng mớ rau muống và một lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy to hơn bàn tay với nét mặt rạng ngời”.
Anh bạn Lê Thái Thọ nhà ở phố Lê Thái Tổ kể với tôi như thế về buổi trưa ngày hôm đó. Vậy là phiên chợ của bà đã vắt ngang qua cái mốc thời gian lịch sử. Kể từ phiên chợ giữa ngày thống nhất đó cho đến nay chốc đã mấy mươi năm với rất nhiều thay đổi trên đất Hà thành nói riêng và miền Bắc nói chung, kể cả hàng hóa lẫn văn hóa.
Khắp các tuyến phố treo cờ ngày đại lễ 30/4. Ảnh: Hồ Giáp |
Đầu tiên, dễ thấy nhất là các mặt hàng tiêu dùng gia dụng đi tiên phong trong sự đổi thay này, bởi nó thiết yếu hằng ngày, bởi nó rẻ, dễ thay thế và ai cũng phải dùng. Một cái chậu nhôm mỏng rập dày lỗ thủng, mà sau đó tôi mới biết là cái rá vo gạo, một chiếc lồng bàn bằng nhựa đỏ, đó là những món đồ lạ từ miền Nam lần đầu tiên tôi được thấy sau chiến tranh.
Kể từ đó, những chiếc rổ, rá, lồng bàn, ống đũa đan tre nan truyền thống thất thế, lui dần vào dĩ vãng nội trợ thị thành, để rồi chỉ còn xuất hiện trong các phiên chợ làng quê.
Kế đến là bộ đồ in hoa, áo bà ba nhẹ mỏng lại nhiều màu dành cho các bà các cô. Đồ bộ in hoa, áo bà ba xuất hiện, tràn ngập các cửa hiệu phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… giải phóng triệt để những quần ta-tăng, quần lụa, quần phíp láng đen đồng phục đang cố hữu bao vây trang phục nữ.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhiều bà nhiều cô thích đồ bộ đến mức bận nguyên cây ra ngoài đường, không biết nó chỉ là đồ mặc trong nhà. Có thể nói không ngoa, rằng đó là một cuộc cách mạng thời trang, tạo tiền đề cho đủ loại xống váy, mini jupe xuất hiện sau này.
Các hàng chè chén Hà Nội vốn thủ cựu với những chén chè mạn, chè búp, chè xanh nay đã bán thêm trà đá, một thức uống phi truyền thống của người dân Bắc. Dần dần trà đá được công nhận, vững ngôi trên thị trường, trở thành thứ nước giải khát phổ cập bình dân rẻ tiền cả cho các quý ông lẫn người lao động.
Trên ban thờ gia tiên, những thẻ hương xanh Sài Gòn thơm kiểu nước hoa nồng gắt có vẻ ít được chấp nhận với dân Hà Nội kỹ tính, nhưng tủ ly thì khác. Tủ ly kính trượt hai buồng, một buồng đáy lót gương với những ly cốc sáng choang, thêm vài thứ đồ kỷ niệm xinh đẹp bày trong bắt đầu tồn tại song song hoặc thay thế cho những tủ chè khảm trai cẩn ốc, là mode ngự trị, chiếm chỗ trang trọng trong phòng khách một thời.
Trong sự hội nhập hàng hóa này, cuộc đổ bộ của xe máy, đồ điện tử ra miền Bắc mới gây biến động sâu sắc nhất, bởi đi kèm bắt buộc với nó là các phụ phẩm văn hóa nghe nhìn, là băng đĩa ca nhạc. Từ nay, các ca sĩ Trần Khánh, Diệu Thúy, Ái Vân… hát chung với Khánh Ly, Thanh Tuyền, Phương Dung…Hành khúc hào hùng trộn lẫn Bolero sầu thảm trong cùng một giàn loa Akai hay Technics tùy theo nhã hứng của sở hữu chủ. Nếu ai tinh nghe và để ý, sẽ thấy các ca khúc Việt Nam viết sau 1975 đã trở nên “mềm” hơn, dịu dàng êm ái hơn, chất chứa niềm riêng nhiều hơn tình yêu thân phận.
Ngôn ngữ đời thường có những thay đổi chóng mặt, bám theo từng bước du nhập nhanh chóng của hàng hóa. Ngôn ngữ biến đổi và phát triển bởi cộng đồng xã hội. Kể từ khi thống nhất, người miền Bắc không gọi một đồng cân vàng, một lạng vàng nữa. Người ta đã gọi là một chỉ vàng, một cây vàng theo lối trong Nam. Mỗi khi hài lòng mọi người không nói:”Hết ý!” nữa mà kêu lên thán từ: “Hết sảy!”. “Ti -vi” thay cho “vô tuyến”, “Chung cư” thay cho “khu tập thể”, “phường, quận” thay cho “tiểu khu, khu phố”… Cùng với hàng hóa tiêu dùng, ngôn ngữ có vẻ cũng như một thứ chiến lợi phẩm.
Mãi sống quen mòn trong một môi trường xã hội, ta không thể nhận ra những điều kiện sống đang dần thay đổi, kèm theo văn hóa hằng ngày cũng đang dần thay đổi. Chỉ khi ta tách biệt khỏi nó một thời gian, lúc trở về nhìn lại người ta mới nhận ra sự thay đổi ấy, những sự thay đổi bình thường trong đời hòa bình.
Nhà văn Trung Sỹ
Đứng trước những vấn đề thiêng liêng như chủ quyền quốc gia, chúng ta, bất kể là người dân trong nước hay ngoài nước, bà con kiều bào ra đi với hoàn cảnh, lý do nào... đều là con của mẹ hiền Việt Nam.