【vua phá lưới ligue 1】Giữ tỷ giá trong khoảng 2% là rất khó khăn?
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tỷ giá USD/VND thường xuyên biến động. Trong vài ngày gần đây, giá USD ngân hàng tiếp tục tăng và đã kịch trần quy định của Ngân hàng Nhà nước là 21.673 đồng/USD ở một số nơi. Ông đánh giá thế nào về tình hình này?
Tình hình tỷ giá không quá căng thẳng. Quan hệ cung cầu của hệ thống ngân hàng vẫn bình thường. Nhưng rõ ràng cầu ngoại tệ hiện nay tăng lên một chút trong mấy ngày qua. Một là các ngân hàng chốt trạng thái âm ngoại tệ. Hai là nhập siêu 4 tháng khá lớn, khoảng 3 tỷ USD. Ba là đồng USD trên thế giới tăng giá. Trong vòng 3 ngày vừa qua, tôi tính toán thì đồng USD tăng khoảng 0,13% so với đồng Euro.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn yên tâm bởi cung ngoại tệ vẫn ổn. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài những tháng đầu năm khoảng 4 tỷ USD, kiều hối, du lịch... vẫn ổn định. Tất nhiên cung ngoại tệ cũng có thời điểm "nhấp nhô".
Dù sao, kịch bản điều hành tỷ giá năm nay phức tạp hơn khá nhiều so với những năm trước. Bởi vì những yếu tố khách quan tác động đến tỷ giá trong nước như giá dầu giảm, USD tăng giá... Ngoài ra, dòng vốn FDI năm nay cũng có sự dịch chuyển. Đây là những áp lực khiến việc thực hiện cam kết điều chỉnh tỷ giá trong khoảng 2% là rất khó khăn.
Quan điểm của tôi là Ngân hàng Nhà nước nên làm một số việc sau: Một là đánh giá tác động tổng thể đối với nền kinh tế khi điều chỉnh tỷ giá. Hai là nên neo đồng Việt Nam với một rổ tiền tệ thay vì chỉ một loại đồng tiền là USD để giảm thiểu rủi ro. Ba là theo dõi thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần có những điều chỉnh nhỏ giọt, chứ không phải điều chỉnh một lần là 1%.
Cuối cùng nếu cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá vượt quá cam kết là 2% trong năm nay. Nếu điều kiện khách quan thay đổi mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước cần làm việc này, kết hợp với truyền thông, giải thích cặn kẽ thì cũng không vấn đề gì.
Ông thấy có dấu hiệu nào của việc Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh tỷ giá hay không, thưa ông?
Hiện nay là chưa. Quan điểm của tôi là Ngân hàng Nhà nước cũng nên xem xét có sự điều chỉnh nhỏ trong thời gian tới. Ngân hàng HSBC dự báo quý IV Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá. Quý IV là quý cuối cùng của năm rồi nên dự báo này cũng không có gì khác biệt.
Vài năm gần đây, từ cuối năm trước là Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra kế hoạch điều chỉnh tỷ giá cho cả năm sau. Ông thấy biện pháp điều hành này thế nào, thưa ông?
Về mặt định hướng, việc này là tốt để các doanh nghiệp cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh có kế hoạch tài chính, họ cũng đỡ quan ngại rủi ro tỷ giá.
Nhưng rõ ràng hiện nay các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng cần tiếp tục linh hoạt hơn nữa trong điều hành tỷ giá. Điều này nhằm ứng phó tốt hơn với những biến động trong nước cũng như các yếu tố bên ngoài trong bối cảnh hội nhập.
Về lâu dài, để tỷ giá không biến động đến mức gây "sốc", yếu tố nào chúng ta phải chú trọng, thưa ông?
Trước hết chúng ta phải tái cơ cấu nền kinh tế để cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu được cân bằng hơn. Hai là chúng ta không phải phụ thuộc quá nhiều vào khối đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ba là cơ chế tỷ giá phải linh hoạt hơn nữa, nghiên cứu neo đồng USD với một rổ tiền tệ, thay vì một loại tiền. Bốn là các doanh nghiệp phải tự mình lo một phần công việc như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, dùng một số công cụ của mình để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Xin cảm ơn ông!