Theđềnghịhướngdẫnxửlývướngmắcvềđiệnmặttrờiápmámẹo chơi pokero phản ánh, thời gian vừa qua, một trang trại nông nghiệp hữu cơ ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận rộng trên 20ha được UBND huyện Ninh Phước cấp Giấy phép kinh doanh với ngành nghề trồng nông sản, chăn nuôi để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Chủ trang trại đang cho một số Công ty khác thuê lại đất và cơ sở hạ tầng để canh tác, kết hợp lắp đặt các hệ thống điện mặt trời có công suất dưới 01 MW, đấu nối cấp điện áp 22 kV phục vụ nhu cầu sản xuất và bán điện lên lưới điện quốc gia. Đến nay, hầu hết hệ thống có các tấm pin quang điện được lắp đặt trực tiếp trên khung đỡ làm mái che cho khu vực đường giao thông nội bộ và trên khung công trình có lớp lưới che phủ khu vực canh tác, đã được Công ty Điện lực Ninh Thuận lắp đặt công tơ hai chiều để ghi nhận sản lượng phát lên lưới nhưng chưa thể thực hiện ký hợp đồng và thanh toán tiền điện mua từ hệ thống điện mặt trời.
Tương tự đối với trang trại nêu trên, 1 doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng có hệ thống điện mặt trời lắp đặt trực tiếp trên khung đỡ làm mái che cho khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Theo ý kiến của các chủ đầu tư, việc không sử dụng tấm lợp là để phù hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp bên dưới, giảm sử dụng nước, giảm bớt ánh nắng cho phù hợp với cây trồng, vật nuôi bên dưới mái.
Lắp đặt điện mặt trời kết hợp dự án nông nghiệp công nghệ cao |
Hiện tại, Công ty Điện lực Ninh Thuận chưa thể thực hiện ký hợp đồng và thanh toán tiền điện mua từ các hệ thống điện mặt trời nêu trên do chưa xác định được giá mua điện từ các hệ thống này là điện mặt trời mái nhà hay điện mặt trời mặt đất theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 3 của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg thì “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện”.
Ngoài các trường hợp nêu ở trên, còn có nhiều trường hợp hệ thống điện mặt trời có tính chất tương tự. Do vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xem xét, sớm hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương giao Sở Công Thương các địa phương kiểm tra, xác định tính phù hợp tiêu chí để các đơn vị Điện lực ký hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư.
Liên quan đến vấn đề này, tại Hội thảo phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo nối lưới và điện mặt trời áp mái tổ chức mới đây tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần phân biệt rõ ràng khái niệm thế nào là điện mặt trời áp mái với điện mặt trời nối lưới, tránh tình trạng né quy hoạch và lợi dụng chính sách giá chênh lệch nhau. Vì đã có dự án lớn cho thuê mặt bằng, chia nhỏ dự án (dưới 1 MW) để được hưởng giá bán cao.
Cũng tại Hội thảo, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện đã có những phát sinh cần phải giải quyết bằng những quy định pháp lý rõ ràng. Và Bộ sẽ sớm nghiên cứu để có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho người dân, DN phát triển điện mặt trời mái nhà nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung.