【lịch thi đấu bóng đá đuc】Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường vùng sâu
Giờ đọc sách tại thư viện Trường THPT Đăk Ơ,ấtlượnggiaacuteodụcởtrườlịch thi đấu bóng đá đuc huyện Bù Gia Mập
Đây là kết quả đáng tự hào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu. Trường đạt chuẩn quốc gia như một luồng sinh khí mới giúp tập thể thầy và trò THPT Đăk Ơ có thêm niềm tin và sức mạnh để tiếp tục gặt hái những thành tích cao hơn.
Mặc dù đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng với mục tiêu lấy chất lượng làm đầu, đội ngũ cán bộ, giáo viên ở đây đã quyết tâm vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các thế hệ học sinh của trường thi đua rèn luyện, say mê học tập. Các em đã biết vượt khó vươn lên trong học tập. Trong đó, nhiều em đã biết đổi mới phương pháp học và có ý thức đầu tư thời gian học thích hợp, tích cực tự học, tự nghiên cứu nên đạt nhiều thành tích cao.
Theo thống kê, tỷ lệ học sinh lên lớp của trường chiếm trên 99%; học sinh khá, giỏi đạt gần 50%; số học sinh giỏi cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Chỉ tính trong 5 năm học trở lại đây, trường có 105 học sinh giỏi cấp tỉnh.
Nhiều năm liền trong top 10 của tỉnh về học sinh giỏi, 89 học sinh giỏi Olympic 19/5. Kết quả này, ngoài vận dụng nhiều giải pháp thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh còn phải kể đến sự điều hành của Ban giám hiệu, sự nỗ lực của các thầy, cô giáo.
Thầy Lê Duy Bình, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường chia sẻ: Đảng viên trong chi bộ trường phải thực hiện nghiêm việc nêu gương, nói đi đôi với làm khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, thầy cô giáo phát huy cao tinh thần trách nhiệm, tận tình trong ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém”.
Trường THPT Đắk Ơ hiện có hơn 700 học sinh. Biện pháp thực hiện có hiệu quả của trường là lấy học sinh làm trung tâm. Đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, giúp đỡ học sinh yếu kém; hướng cho học sinh tâm lý chủ động. Từ đó có kế hoạch rèn luyện và vươn lên trong học tập. Nhiều giáo viên đã nỗ lực dạy tốt, áp dụng phương pháp giảng dạy gần gũi, thân thiện với học sinh, giúp các em hăng say học tập. Cô Trịnh Thị Hằng bày tỏ: “Trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, tôi và các em rất cố gắng. Tôi thường đưa ra nhiều phương pháp để giúp các em hiểu được kiến thức nhanh nhất. Đồng thời, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm để đóng góp vào việc nâng cao chất lượng chuyên môn của trường”.
Đặc biệt, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, Ban giám hiệu trường luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng khơi dậy tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh. Thầy Vũ Văn Hà nói: “Tôi luôn tâm niệm, nghề giáo là nghề cao quý. Đây không chỉ là nghề gắn liền với mưu sinh mà còn là niềm tự hào khi mình đã chọn. Do đó, tôi phải luôn nỗ lực từ trong các bài dạy cho đến những việc được nhà trường cũng như ngành giao”.
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, trường tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nhiều hạng mục như: Nhà đa năng, khuôn viên sân trường, trang thiết bị phòng học bộ môn... được đầu tư mua sắm, xây dựng kiên cố, hiện đại, bảo đảm tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia. Qua đó, tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Sự nỗ lực cũng như tâm huyết của những người mang sứ mệnh “trồng người” ở đây đã và đang thắp sáng ước mơ cho học sinh vùng sâu, xa của tỉnh. Những kết quả đạt được không phải là điểm dừng mà chỉ là điểm khởi đầu của quá trình phấn đấu tiếp theo. Rồi đây, với sự vượt khó đi lên, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trường sẽ luôn là niềm tự hào của các thế hệ học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường. Qua đó, góp phần xóa bỏ khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.