Thay vì đơn giản là cắt điện,điệncóthểđưacảthànhphốvềthờikỳđồđábảng xếp hạng châu a bom xung điện từ được thiết kế để phá hủy các thiết bị dùng điện trong khu vực. Một quả bom xung điện đủ lớn có khả năng đẩy lùi một thành phố về thời điểm 200 năm trước hay làm náo loạn một khu quân sự, chỉ trong vòng có vài giây.
Ý tưởng về một quả bom xung điện từ đã được theo đuổi hàng chục năm nay bởi nhiều thế lực, trong đó có lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, và nhiều nguồn tin cho rằng hiện nước này đã sở hữu loại hình vũ khí này. Tuy nhiên, bom xung điện từ là mục tiêu không riêng gì của bộ quốc phòng của một số nước, mà còn của các nhóm tổ chức khủng bố. Có một thực tế đáng lo ngại là các nhóm này hoàn toàn có khả năng chế tạo những quả bom tuy đơn sơ, nhưng vẫn có sức công phá khủng khiếp.
Trong thời đại ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện. Có lẽ mọi thứ sẽ ngừng lại và một cảm giác hụt hẫng bao trùm khi đèn, điều hòa, tivi, máy tính hay bất kỳ thiết bị điện nào khác đều không dùng được.
Khi xét trên quy mô lớn, ví dụ như một thành phố, mọi chuyện sẽ ra sao? Không có điện đồng nghĩa với việc khả năng ứng cứu khẩn cấp bị giảm đi đáng kể và tính mạng của hàng nghìn con người bị đe dọa, hàng triệu USD bị mất do mọi hoạt động kinh doanh sản xuất đều bị ngừng trệ, có thể làm tê liệt toàn bộ mạng lưới an ninh quốc phòng, và dẫn đến sự ngừng trệ của cả một quốc gia hay khu vực. Chính sự phụ thuộc này đã tạo ra điểm yếu, và nó đã bị lợi dụng bởi loại vũ khí mới là bom xung điện từ (e-bomb).
Về cơ bản, loại hình vũ khí này được thiết kế để tạo ra một điện từ trường cường độ mạnh, nhằm làm quá tải và phá hủy các dòng mạch điện. Bản chất của một điện từ trường cũng không có gì đặc biệt: thực tế, chúng ta luôn được bao bọc bởi năng lượng điện từ dưới nhiều dạng, như sóng đài phát thanh, sóng điện thoại di động, ánh sáng, vi sóng hay sóng x-quang.
Điều quan trọng cần chú ý ở đây là, dòng điện từ sẽ tạo ra các điện từ trường và sự thay đổi trong các điện từ trường có thể tạo ra dòng điện từ. Ví dụ, một đài rađio đơn giản có thể tạo ra một điện từ trường bằng cách biến đổi dòng điện từ chạy qua các mạch của nó. Mặt khác, điện từ trường này có thể tạo ra dòng điện từ ở vật dẫn khác, như là ăng-ten thu sóng rađiô.
Nếu tín hiệu điện từ biến động và biểu thị cho một thông tin cụ thể, đầu thu sẽ có khả năng giải mã nó. Dòng phát sóng rađio có cường độ yếu chỉ đủ để tạo ra dòng điện từ truyền tín hiệu đến đầu thu. Tuy nhiên, nếu tăng cường độ tín hiệu (từ trường) lên đáng kể, nó sẽ có khả năng tạo ra một dòng điện từ mạnh hơn nhiều. Một dòng điện đủ mạnh có thể làm cháy các bộ phận bán dẫn bên trong máy rađio, và qua đó phá hủy chúng đến mức không thể sửa chữa được nữa.
Bom xung điện từ được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông mới chỉ trong thời gian gần đây, thế nhưng thực tế khái niệm vũ khí xung điện từ đã có từ khá lâu, ngay từ các thập niên 60. Do tính chất phức tạp và chi phí cao, công nghệ này chỉ dành cho các lực lượng quân sự có tiềm lực mạnh.
Duy Anh