Cúp C2

【kết quả japan】Người đi xin cho tương lai

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Đặt hai chậu vạn thọ vừa mua xuống trước cửa nhà, chị Lê Thị Hồng Mai, vợ anh Phan Văn kết quả japan

Đặt hai chậu vạn thọ vừa mua xuống trước cửa nhà,ườiđixinchotươkết quả japan chị Lê Thị Hồng Mai, vợ anh Phan Văn Sóc Nhỏ, ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, quay sang kêu người con gái hái một vài cành hoa mai cắm vào chậu, chuẩn bị nhà cửa đón tết. ”Năm nay, nhà cửa ổn định, gia đình tôi ăn tết lớn hơn mọi năm. Tất cả là nhờ sự giúp đỡ tận tình của bác Hai Trí (ông Lê Thanh Trí, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh)“, anh Sóc Nhỏ chia sẻ.

Ông Hai Trí luôn hết lòng với công tác từ thiện, nhân đạo.

Vào nhà anh Sóc Nhỏ, một cái tết tươm tất hiện hữu trong căn nhà ấm áp nghĩa tình. Căn nhà được quét dọn sạch sẽ, đĩa bánh mứt đã để sẵn trên bàn, kế bên là bình hoa nhỏ xinh xinh. Trong cơn gió bấc se lạnh, anh Sóc Nhỏ kể về những tháng ngày vất vả mà gia đình đã trải qua và anh không quên nhấn mạnh rằng “cuộc sống mới” mà giờ đây gia đình anh có được là nhờ bác Hai Trí.

“Nhờ bác Hai Trí là sao hả anh Sóc Nhỏ?”, chúng tôi hỏi. Uống ly trà nóng, ăn miếng mứt gừng cay cay, anh Sóc Nhỏ nói, lúc trước hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mọi sinh hoạt trong gia đình đều do vợ tôi lo liệu, bởi tôi bị khuyết tật hai chân không thể lao động nặng. Hàng ngày, vợ đan bợ nhắc nồi bán, ngày nào đắt thì cũng ba, bốn chục ngàn đồng, ngày ế cũng năm, mười ngàn đồng, thậm chí có những ngày chẳng ai mua. Trong khi đó, cha tôi thì bị tai biến, còn mẹ thì bị hen suyễn. Hai đứa nhỏ lại đang trong tuổi ăn học, nhà thì không cục đất chọi chim, cuộc sống túng thiếu thắt ngặt lắm. Vì lẽ đó, dẫu căn nhà lá nơi tá túc của 6 thành viên trong gia đình đã xuống cấp, dột nát, thậm chí mùa mưa không có chỗ để ngủ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên đành chịu.

Nhờ sự giúp đỡ của bác Hai và các mạnh thường quân, gia đình đã có căn nhà vững chãi để ở và cha mẹ tôi cũng có điều kiện chữa bệnh, các con được học hành đàng hoàng. “Có lẽ cũng giống như gia đình tôi, nhiều bà con nghèo vô cùng cảm kích tấm lòng của bác Hai. Nhờ bác nhiệt tình, không nệ công mà nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ”, anh Sóc Nhỏ bày tỏ.

Gắn bó với công tác chữ thập đỏ từ năm 1979 đến nay, ông Lê Thanh trí (Hai Trí) luôn ý thức người làm công tác nhân đạo phải có tâm với nghề, biết đồng cảm với những người nghèo khó. Vì vậy, đến với hoạt động chữ thập đỏ ông không ngừng nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nhất là có thể chia sẻ giúp đỡ những mảnh đời dễ tổn thương trong xã hội.

Với quan niệm ấy, dẫu lớn tuổi, sức khỏe không được tốt, một chân bị yếu có lúc bước khập khiễng, do di chứng của căn bệnh tai biến, song mỗi chương trình nhân đạo dù gần, dù xa, bất kể ngày nghỉ đều có bóng dáng ông. Nhìn ông ân cần thăm hỏi, trò chuyện cùng mọi người, bước từng bước khó nhọc đến động viên những người nghèo cố gắng vươn lên, rồi lại siết từng cái bắt tay thật chặt để cảm ơn các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đã đồng hành, giúp đỡ, khiến ai nấy đều cảm động. Khi chúng tôi hỏi, sức khỏe không tốt, sao bác Hai không đi mấy huyện gần như Vị Thủy, thành phố Vị Thanh, còn những huyện xa như Phụng Hiệp, Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, để thường trực tỉnh hội đi được rồi. Lúc đó, ông Hai Trí mỉm cười, trả lời: “Có đến tận nơi thì mới có thể cảm nhận được cuộc sống người dân nghèo khó, vất vả biết dường nào. Với lại, những cô, chú lớn tuổi hơn bác Hai, họ còn đi được, thì bác ngại gì mà không tới. Với lại, mình đi vận động mà ngại khó, ngại khổ thì mạnh thường quân không đến với mình đâu”.

Chính sự nhiệt tình của ông đã tạo “sức hút” trong các phong trào từ thiện, do đó, số lượng mạnh thường quân đồng hành cùng các chương trình nhân đạo ngày một tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội được giúp đỡ, tạo điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Ông Huỳnh Văn Năm, mạnh thường quân ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Chính cái tình, cái nghĩa của anh Hai Trí đã gắn kết tôi với chương trình “Cảm thông và chia sẻ”. Nhìn anh hăng say, tận tâm với công tác từ thiện, ai nấy đều cảm động, do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình này”.

Gần 40 năm gắn bó với công tác chữ thập đỏ, ông Hai Trí đã giúp đỡ, kết nối không biết bao nhiêu tấm lòng hảo tâm đến người nghèo, thế nhưng ông chỉ xem việc mình làm là bình thường, chỉ mong nhiều người cùng chung tay làm việc thiện, để giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Mỗi khi nhắc đến một cảnh đời nào có cuộc sống tốt hơn, ánh mắt ông lại sáng lên niềm tự hào. “Xã hội còn nhiều người khó khăn, nếu giúp được ai thì mình cứ giúp. Với những người làm công tác nhân đạo như tôi, niềm vui của mọi người chính là niềm vui của bản thân. Và đó chính là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với công việc này, bởi sống ở đời cần có một tấm lòng…”, ông Hai Trí tâm sự.

Chia tay ông Hai Trí ra về, bao câu chuyện nghĩa tình giúp người nghèo của ông luôn đọng mãi trong tâm trí chúng tôi. Một mùa xuân nữa lại về, chúng tôi thầm nghĩ, nếu xã hội có nhiều người có tấm lòng hảo tâm như ông Hai Trí thì cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao, nhiều hoàn cảnh khó khăn sẽ được cộng đồng giúp đỡ, xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn...

Với những phấn đấu, nỗ lực của bản thân trong lãnh đạo phong trào hội chữ thập đỏ, nhiều năm qua, ông Hai Trí đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng 8 bằng khen, được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba... cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác. 

 

Với những nỗ lực, cống hiến không ngừng, ông Hai Trí đã đưa phong trào chữ thập đỏ tỉnh nhà ngày càng phát triển và mạng lưới cơ sở hội không ngừng mở rộng, góp phần cùng tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Gần 40 năm làm công tác nhân đạo, từ thiện, bản thân ông đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, như muốn làm tốt công tác chữ thập đỏ thì trước hết phải biết cảm thông, hiểu được cái khó, cái khổ của người nghèo. Trong công việc cần phải biết kiên nhẫn, đồng thời phải tìm cách để tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và mạnh thường quân. “Làm việc gì có lợi cho người dân thì phải nhiệt tình và nên làm ngay. Với lại, phải làm bằng cái tâm, với tinh thần trách nhiệm cao. Lấy niềm vui của những người nghèo khó làm niềm vui của mình”, ông Hai Trí bày tỏ.

 

BÍCH CHÂU

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap