Các chuyên gia cho rằng,áiphiếudoanhnghiệpBốnnhómrủirolớnnhàđầutưcầnnằmlòkết quả trận juventus không thể phủ nhận tiềm năng và sự hấp dẫn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên, nhà đầu tư cần gia tăng thẩm định rủi ro để tránh “tiền mất, tật mang”.
Lãi suất cao, rủi ro lắm
Theo các chuyên gia, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây là điểm tích cực, đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn trung, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh cũng đang đặt ra một số vấn đề về chất lượng trái phiếu phát hành, bởi trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch Hội đồng quản trị Fiin Ratings, nhìn trên góc độ xếp hạng tín nhiệm, hiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang có 4 loại rủi ro chính.
Ông Nguyễn Quang Thuân cho rằng, rủi ro đầu tiên là rủi ro tín dụng, có nghĩa là doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng trả lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc đúng hạn.
Chủ tịch Fiin Ratings phân tích, dựa vào biểu đồ “Tỷ lệ vỡ nợ tích lũy trung bình của trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu từ năm 1981”, xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp tín nhiệm từ CCC tới C thì trong 30 năm tỉ lệ vỡ nợ là trên 50%. Mức BB và BBB thì xác suất vỡ nợ cũng 15 - 17%, nhưng 5 năm đầu thì dưới 10%. Ở một so sánh tương đương hơn là tại thị trường trái phiếu Thái Lan, hầu hết các doanh nghiệp hạng C đều phá sản trong vài thập kỉ, có công ty chỉ 3 năm đã vỡ nợ; thậm chí có cả các doanh nghiệp hạng B cũng phá sản “vô cùng chóng vánh”.
“Ở Việt Nam cũng như vậy, mọi người đầu tư trái phiếu dài hạn (5 - 7 năm) thì cần lưu ý vấn đề xếp hạng tín nhiệm nêu trên, dù thực tế hiện thị trường đang ở giai đoạn khá an toàn.” – ông Thuân nói.
Cùng với đó, cũng theo chuyên gia này, rủi ro thứ hai nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm đó là rủi ro thanh khoản. Cụ thể là, nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu khi có nhu cầu tiền mặt, hoặc không bán được trái phiếu với mức giá kỳ vọng, hoặc phải chi trả nhiều chi phí để bán được trái phiếu.
Mặt khác, nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới rủi ro định giá lãi suất, hay nói cách khác là việc định giá lãi suất điều chỉnh với rủi ro chưa hợp lý. Điều này có thể dẫn tới việc nhà đầu tư mua trái phiếu với lãi suất cao nhưng rủi ro cũng rất cao và không tương xứng với lãi suất có thể đem lại.
Ngoài 3 nhóm rủi ro lớn trên, theo ông Nguyễn Quang Thuân, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư còn có thể đối mặt với nhiều rủi khác, bao gồm: rủi ro mua lại/tái đầu tư (nhà phát hành/công ty chứng khoán có mua lại trái phiếu trước đáo hạn không?); rủi ro thị trường (lạm phát, lãi suất, bất ổn kinh tế); rủi ro sự kiện (thay đổi về pháp lý, mua bán/sáp nhập, thiên tai và đại dịch);…
Không tự mua trái phiếu nếu không đủ khả năng đánh giá rủi ro
Chia sẻ nhanh về một số biện pháp hỗ trợ phòng tránh rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Fiin Ratings cho rằng, nhà đầu tư cần sử dụng tư vấn chuyên nghiệp, đồng thời cũng phải tự đánh giá rủi ro nếu có khả năng. Ngoài ra, ông Thuân cũng khuyến nghị, nhà đầu tư nên đa dạng hóa kênh đầu tư, như các quỹ trái phiếu, quỹ hưu trí,…
Còn theo ông Phạm Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital Group (BCG), để tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần trả lời câu hỏi “tại sao mình đầu tư nó?”. Trái phiếu mang lại dòng tiền đều đặn và phục vụ mục đích nhất định trong việc cân bằng rủi ro trong danh mục đầu tư của mình.
Tuy nhiên, lãnh đạo BCG cũng lưu ý, khi đầu tư trái phiếu phải hiểu không phải tất cả các trái phiếu là giống nhau. Nhà đầu tư cần tìm hiểu một thang bậc chuẩn để xếp hạng các doanh nghiệp, từ đó thấy được với mức rủi ro như thế thì lãi suất nhận được có hợp lý không.
“Nếu không có đầy đủ thông tin và doanh nghiệp hoạt động không tốt thì có thể chịu rủi ro phá sản rất lớn. Nếu là nhà đầu tư cá nhân và chuyên về tài chính, thì phải tìm hiểu và đọc những thông tin đó trên thị trường. Nhà đầu tư có thể tìm đến các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ uy tín để hỗ trợ trong việc đánh giá các khoản đầu tư. Hoặc trong trường hợp, nếu nhà đầu tư không hiểu về tài chính doanh nghiệp nhưng vẫn muốn đầu tư, thì có thể tìm đến các nhà tư vấn và quản lý đầu tư một cách chuyên nghiệp.” - ông Phạm Minh Tuấn nói.
Không mua trái phiếu qua “chào mời” mà không tìm hiểu Bộ Tài chính khuyến cáo, nhà đầu tư cần lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu. Không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Trái phiếu cần được đánh giá, phân tích trên các khía cạnh về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp phát hành, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Do vậy, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành. |
Duy Thái