Tại buổi họp,áxăngdầusẽtăngởmứcthấpnhấtđểđảmbảolạmphátdướtỉ số của mỹ báo cáo về kết quả thực hiện kinh tế vĩ mô, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm đã đạt nhiều kết quả tích cực, quý I tăng trưởng GDP đã đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua. Hầu hết lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, cả ước xuất siêu khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng khá đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ.
Nhờ những kết quả trên, các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao triển vọng về phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ cũng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn không ít hạn chế, yếu kém và khó khăn thách thức; nên các bộ, ngành cần tập trung giải quyết, thảo luận, bàn kỹ để đưa ra biện pháp, đối sách cụ thể.
Tiêu biểu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,55% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây; tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn, hàng hóa chủ yếu XK tiểu ngạch; mặc dù sản xuất ngành công nghiệp đạt mức cao, nhưng ngành chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, số DN ngừng hoạt động tăng 3,9%...
Vì thế, trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành triển khai nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ được giao; lưu tâm tới một số yếu tố như bối cảnh kinh tế thế giới, xung đột thương mại giữa các nước, biện pháp bảo hộ thương mại của các đối tác lớn, diễn biến điều chỉnh lãi suất của Mỹ, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nước trên thế giới, diễn biến giá dầu thế giới…
Trong đó, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể đạt được nhưng phải bảo đảm giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; không được chủ quan.
“Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4%. Tinh thần là không tăng giá điện từ nay tới cuối năm; chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp; yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay tháo gỡ khó khăn cho DN”, người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.
Cũng tại buổi họp báo, đề cập tới việc điều hành giá xăng dầu để không ảnh hưởng đến lạm phát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, từ nay tới cuối năm sẽ sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu để tăng giá xăng dầu ở mức thấp nhất, giúp lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá xăng dầu đã điều hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước nên “mua đắt thì bán đắt, mua rẻ thì bán rẻ”. Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã ưu tiên biện pháp bình ổn bằng Quỹ bình ổn xăng dầu nên đã có kết quả tốt.
“5 tháng đầu năm, giá xăng dầu tăng trung bình 28-37%, nhưng do sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu để bù việc tăng giá, nên so với cuối tháng 12/2017 các mặt hàng xăng dầu thực tế chỉ tăng 9%, tương đương gần 1.700 đồng một lít. Đây là sự nỗ lực lớn của liên Bộ Tài chính – Công Thương”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.