【volendam đấu với psv】Để không ‘chết yểu’ vì ung thư, người Việt cần làm gì?

Mỗi năm Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư,ĐểkhôngchếtyểuvìungthưngườiViệtcầnlàmgìvolendam đấu với psv trong số 150.000 người mắc mới. Gần 100% bệnh nhân ung thư gan phải chết. Trong số 22.000 người phát hiện ung thư gan năm 2012 thì có gần 21.000 người tử vong trong năm ấy. Thời gian sống của họ trung bình chỉ được một năm. Ung thư đang được gọi là “căn bệnh thế kỷ” ở Việt Nam chứ không phải HIV.

Trong khi đó, theo các nhà khoa học, chế độ ăn uống không hợp lý, mất vệ sinh chiếm 30 – 35% nguyên nhân gây ung thư. 

Thực phẩm hiện nay có thể nói rất dễ kiếm nhưng người Việt lại không thể kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như không thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là đồ ăn, thức uống bẩn.

Chúng ta hãy nhớ lại: Đầu năm 2015, nhiều thượng đế thông minh đã ngã ngửa người khi hàng loạt siêu thị lớn như Metro, BigC, Lottemart đột ngột ngừng bán “rau an toàn” thương hiệu Rau Ba Chữ.

Công ty TNHH Sản xuất và chế biến rau an toàn Ba Chữ, đã tạo ra một lượng không nhỏ rau an toàn bằng cách đến… chợ Minh Khai, gom rau trôi nổi và đóng dấu an toàn.

Nếu sự thật ấy không được các phóng viên điều tra, phơi bày thì rau “an toàn” Ba Chữ vẫn áp đảo trên các kệ rau sạch và thượng đế vẫn tin tưởng mua rau “an toàn”  với một lòng tin mù quáng. Như vậy, có thể thấy rằng: Dù được đóng mác sạch, bày trên kệ sạch, trong siêu thị sạch cũng chưa chắc đã là sạch thật!

Trong khi đó, nếu thường xuyên ăn phải thực phẩm ngộ độc, người tiêu dùng sẽ “lãnh đủ”. 

Theo bác sỹ Hưng (Viện Dinh dưỡng): Người dân cần lên tiếng tố giác các sai phạm về thực phẩm.

“Ngộ độc cấp tính, mọi người có thể nhìn thấy ngay nhưng ngộ độc mãn tính thì mọi người chưa đong, đếm được, trong khi, dân mình thường không có thói quen khám sức khỏe định kỳ nên rất khó khăn để phát hiện ra bệnh tật sớm.

Thời gian gần đây, với vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm, các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc thừa cân béo phì hay các bệnh liên quan tới ung thư đại tràng đã gia tăng đáng kể. Lúc này người ta mới giật mình nhìn lại” – Bác sỹ - Ts Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng cơ sở 2, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia giãi bày.

Làm sao để người Việt có thể chống chọi được với nạn thực phẩm bẩn đang trở thành “quốc nạn” ở Việt Nam? Đó là câu hỏi nhức nhối không của riêng ai.

Theo lời khuyên của bác sỹ - Ts Nguyễn Trọng Hưng: Nếu ở thành phố, người dân hãy “cố” tận dụng một khoảnh diện tích nhỏ để thử trồng rau quả tự cung, tự cấp, còn ở nông thôn, người tiêu dùng có nhiều điều kiện hơn để thực hiện “chiến dịch vườn – ao - chuồng” phục vụ tương đối đầy đủ nhu cầu thực phẩm hàng ngày. 

Còn đối với những ai không ở 2 nhóm trên,  phải tự đi mua thực phẩm thì giáng mua thực phẩm của người quen biết, có nguồn gốc rõ ràng hoặc thực phẩm theo mùa để đỡ gặp rủi ro về thực phẩm không an toàn.

Nhưng lý thuyết thì là vậy nhưng trên thực tế, thử hỏi: Số người có nguồn cung cấp thực phẩm ở quê hay những người có được khoảnh đất trống ở phố thị, chỉ bé bằng móng tay khi so với cả chục triệu người đang cố cựa quậy bằng mọi giá để con đường đi qua dạ dày không trở thành con đường ra nghĩa địa một cách nhanh chóng.

Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng, Chính phủ hiện nay đã nhận thức rất rõ về hiện trạng thực phẩm bẩn và có nhiều chính sách quyết liệt, ngay cả việc đề ra điều luật phạt tù tới 20 năm cho hành vi dùng chất cấm trong thực phẩm nhằm mục đích diệt tận gốc “quốc nạn” này. Tuy nhiên, khi Chính phủ chưa làm được những điều đó, luật chưa đi vào cuộc sống thiết thực của dân thì bác sỹ Hưng cho rằng: Mỗi người dân nên biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ người xung quanh bằng cách… lên tiếng, nhắc nhở, cảnh báo cộng đồng. 

“Người Việt vẫn phải bảo vệ mình trước khi được “trời” cứu, người dân phải tự tuyên truyền, tẩy chay, báo cho người khác biết các hành vi gian dối trong sản xuất. Mọi người phải cùng làm, chứ không thể giao hết cho Chính phủ hay Nhà nước, hay Bộ Nông nghiệp hay Bộ Công Thương. Luật pháp đã có chế tài nhưng vẫn cần có nhiều “tai mắt” của người dân để phát hiện, tố giác. Nếu làm được như vậy thì những hộ kinh doanh bất chính dù có muốn “ăn vụng, ăn trộm” cũng khó” – bác sỹ Hưng kết luận.

Đồng quan điểm trên, khi trao đổi với PV, ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng cho rằng: Mặc dù có luật nhưng Việt Nam thực hiện chưa nghiêm. Đơn cử như việc thanh tra có phát hiện ra các lò mổ, hay trang trại chăn nuôi sử dụng chất cấm nhưng lại không có chế tài để tiêu hủy số lợn đã ngậm chất cấm này.

Ông Trần Duy Khanh khuyên: Người Việt đừng “ham của rẻ”.

Để chống việc sản xuất thực phẩm bẩn đang trở thành “quốc nạn”, ngoài việc đấu tranh với sự buông lỏng của cơ quan quản lý, theo ông Khanh, bản thân người tiêu dùng cũng không nên thỏa hiệp với cái xấu.

Ông Khanh khuyên nhủ: Đừng “ham của rẻ” vì giá thành và chất lượng bao giờ cũng đi đôi với nhau. Người tiêu dùng khi mua sản phẩm nên lựa chọn địa chỉ, tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ từ đâu để truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính an toàn, đủ tiêu chuẩn vệ sinh chung.

>> Sự thật đau xót: Thực phẩm sạch chỉ dành cho nhà giàu, dân Việt nghèo thì phải ăn bẩn?!

Dương Phương Ngọc

Nạn nhân nổ lò hơi ở Nghệ An: 'Tiếng nổ lớn như bom'