【nhận định bóng đá manchester city】Ông Chựa hò “kiến”
Những câu hò "kiến" của ông Chựa trong hội bài chòi luôn đem đến những tràng cười nghiêng ngã cho người tham dự
Tức cảnh… sinh hò
Tiệc giã bạn nửa chừng,kiếnnhận định bóng đá manchester city bỗng nghe gia chủ giằng mic, thổi phù phù vài cái rồi alô alô bà con chú ý, để thêm phần sinh động sau đây mời bác Chựa lên mần vài bổn hò kiến nghe chơi.
Bên dưới vỗ tay rần rần, lại thấy một bác dáng vóc nhanh nhạy không kém thanh niên đứng lên gãi gãi đầu. Tưởng bác từ chối, ai dè không cần mic, bác làm luôn tại chỗ: “Hò ơ… Chơ thiếp xa chàng mà hái rau quên giỏ, bứt cỏ quên liềm. Xuống sông múc nước…, xuống sông múc nước chơ hụ chìm, gióng trôi… ơ…”. Rồi bác tiếp: “Hò… ơ… Chơ ai vô sở thú mà coi. Hươu, nai, chồn, thỏ…. Chơ hươu, nai, chồn, thỏ, chơ có ông voi có hai cái ngà…”…
Bữa tiệc hôm ấy ở làng Thanh Thủy Chánh (Thủy Thanh – Hương Thủy) để tiễn một con dân trong làng đi làm ăn xa. “Thằng nớ có người yêu, xa nhau chắc cũng buồn. Là tui nghĩ rứa nên chi mới hò”. Rứa cái câu “Ai vô sở thú mà coi…” thì liên quan chi bác? “Cháu không thấy thằng nớ to bự xư lứ như con voi à”, ông Chựa cười tủm tỉm.
Ông Chựa tên khai sinh là Trần Duy Đối, năm nay 71 tuổi, là nghệ nhân bài chòi thôn Thanh Thủy Chánh. Tháng 4/2018, ông được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tặng bằng khen về những đóng góp của mình trong việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi Trung bộ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kho tàng hò “kiến” của ông Chựa đến lúc này tầm 50-60 câu, đều do ông “tức cảnh sinh hò” trong mỗi lần lễ lạt mà ông có mặt hoặc trong những hội bài chòi mà ông thường là “chủ xị”, nội dung chủ yếu gắn với ca ngợi quê hương, đất nước, tâm tư, nếp ăn ở của người dân làng quê chất phát nhưng không kém phần tươi vui. Và cùng với khoảng 60 câu hò bài chòi cổ, những câu hò “kiến” của ông Chựa đã giúp kho tàng văn hóa của người dân Thủy Thanh ngày càng thêm phong phú, đa dạng.
Trăn trở
Theo ông nội và cha đi nghe bài chòi từ năm 11 tuổi, ông Chựa đã sớm làm quen với những câu hò dí dỏm của môn giải trí này. Đến năm 1972, ông có thể hò thành thạo những câu hò trong bài chòi. Nhưng, như ông nói, mình là hậu sinh, không dám chê bai, chỉ là khi nhu cầu thưởng thức cùng dân trí ngày càng cao, một vài câu hò gọi tên quân bài dần trở nên đơn giản, không thỏa mãn nhu cầu người nghe.
Rồi ông ví dụ, lúc trước con “voi” người ta chỉ hô “Ơ… sập cầu”, hay con “rún” thì chỉ là “ơ… rún” hoặc “ơ… lủng bụng”… mà trong hội bài chòi, chơi bài là cái cớ, người ta đến để nghe những câu hò mới chủ yếu. “Chính vì rứa mà nhiều khi tui “băn hăn” cả đêm, làm răng để những câu hò bài chòi hấp dẫn, sinh động, đem thêm nhiều niềm vui, sảng khoái cho người chơi hơn”, ông Chựa chia sẻ.
Những câu hò bài chòi không cần ngôn từ bác học, trau chuốt, không nhất thiết phải đúng ngữ pháp, miễn răng khi hò có vần có điệu, có thể kích thích trí tưởng tượng, khả năng phán đoán của người chơi cũng như thể hiện được sự nhanh trí, tài ứng đối, hợp tình hợp cảnh của người hò. Và, cái sự tục mà thanh trong một số câu hò cũng không có chi xấu, bởi nó không quá tục tĩu, bởi nó đem lại tiếng cười sảng khoái cho những người tham gia, nói rồi ông Chựa ví dụ về con “tử”: “Hò ơ… chơ tưởng rằng tui rờ nhẹ nhẹ mà chơi. Ai ngờ điện giật, chơ ai ngờ điện giật, rồi đời tử vong”…
Tui từng đi Bình Định tham quan hội bài chòi. Nhưng nói thiệt, các bạn ở đó hò dài quá. Có những quân bài hò dài cả gang tay mới đoán được. Theo tui chỉ nên hò 2-3 câu là vừa vì chơi bài chòi hết lượt này còn lượt khác, rồi có cả du khách tham gia. Mà du khách đến đâu chỉ để chơi mỗi bài chòi. Họ còn dành thời gian để thăm thú nơi này nơi kia, dài quá sẽ mất thời gian, đồng thời cũng mất đi cơ hội để những nét đặc sắc khác của địa phương được du khách biết đến. Rồi chưa chắc với âm ngữ địa phương người ta hiểu hết. Bởi rứa, đừng ngắn quá, nhưng cũng đừng dài quá, ông Chựa nói.
Về phần mình, ông Chựa bảo, tui đang có kế hoạch tập hợp những câu hò “kiến” rồi phô tô thành từng quyển. Một khi trí nhớ sụt giảm hoặc không đủ sức hò thì 2 thằng cháu tui – truyền nhân ông Chựa chọn được – còn có cái để hò, để từ đó phát triển thêm. Mà chừ bài chòi được nâng tầm rồi nhưng nếu chỉ xuất hiện ở mỗi dịp Tết cổ truyền hay Festival Huế thì hơi uổng. Chính quyền địa phương và ngành văn hóa mà tổ chức thêm vào mỗi dịp cuối tuần thì quá hay.
“Kinh phí hạn hẹp thì không nhất thiết phải dựng chòi. Đây này, khách chơi ngồi hai bên, tui cùng mấy người biết hô bài chòi tới lui giữa cầu để hò thì có mưa cũng chơi được chơ nói chi trời tạnh ráo”, nói rồi ông Chựa chỉ chỉ vào hai hàng ghế của chiếc cầu ngói Thanh Toàn...
Bài, ảnh: Hàn Đăng