【kết quả u19 bồ đào nha】Mở cửa trường học sau tết: Phải làm gì để thích ứng, an toàn ?

Trong cuộc họp bàn về giải pháp để tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp mới đây,ởcửatrườnghọcsautếtPhảilmgđểthchứkết quả u19 bồ đào nha Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Thời điểm này, học sinh trở lại trường học là rất cần thiết. Bộ đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới”.

Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh có gần 100% học sinh tiêm đủ 2 liều vắc-xin.

Mở cửa trường học trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều nước

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: “Tỷ lệ bao phủ hai mũi vắc-xin trên cả nước đã gần 100%, Bộ Y tế đang chuẩn bị kế hoạch tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Đây là thời điểm hết sức hợp lý để đến trường học trực tiếp, bởi các hoạt động đều ở trạng thái bình thường mới. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, hỗ trợ địa phương, có những hướng dẫn cụ thể cho dạy học trực tiếp an toàn, phòng dịch Covid-19 sắp tới”.

Thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành giáo dục và đào tạo đã có những điều chỉnh linh hoạt, kết hợp giữa dạy học trực tiếp với trực tuyến và trên truyền hình thích ứng với dịch bệnh. Tuy nhiên, việc tạm dừng đến trường trong thời gian dài, đang kéo theo vấn đề lo ngại cho chất lượng giáo dục. Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận định: “Việc kéo dài học trực tuyến, kéo dài thời gian ở nhà của học sinh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, tâm lý, phát triển thể chất của học sinh”.

Chia sẻ kinh nghiệm việc mở cửa đón học sinh đến trường an toàn của các nước trên thế giới, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin: “Việc học online là một giải pháp hoàn toàn đúng để giảm lây nhiễm trong cộng đồng. Trong bối cảnh mô hình “Sống chung với Covid-19” được nhiều nước áp dụng, mở cửa trường học đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Số liệu UNICEF và UNESCO mới đấy cho thấy: Trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có 65% các nước mở cửa trường học hoàn toàn; 35% còn lại mở cửa một phần, trong đó có Việt Nam. Khi tỷ lệ bao phủ vắc-xin của quốc gia đạt yêu cầu, thì việc quay lại học trực tiếp là tất yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục, kể cả sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh”.

Ông Hưng cũng chia sẻ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 ở Việt Nam cũng khá tương đồng với các nước trên thế giới nên phụ huynh không nên quá lo lắng. Dựa trên khuyến cáo của UNICEF và UNESCO: Với các trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng, quan trọng là nhà trường, phụ huynh kiểm tra triệu chứng; giao quyền tự chủ cho địa phương quyết định việc học sinh đi học trở lại, tăng cường công tác truyền thông, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho học sinh đến trường đến từng phụ huynh các em…

Đi học trực tiếp: Chuyện phải làm!

Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nnhấn mạnh: “Phương án tốt nhất hiện nay là nhanh chóng để đưa học sinh trở lại trường học, thích ứng với dịch Covid-19 an toàn, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực không tốt cho học sinh khi phải học trực tuyến trong thời gian dài”.

Tuy nhiên, tâm lý ngán học trực tiếp trở lại của học sinh là vấn đề đáng quan tâm với các tỉnh, thành. Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, chia sẻ: “Lo nhất là thực trạng nghiện game và tâm lý ngán đến trường học trực tiếp của các em. Khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, riêng Bắc Giang đã triển khai ngay việc cho học sinh đến trường theo diện ưu tiên khối lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trực tuyến cho hơn 1.200 lớp học để đảm bảo tất cả học sinh đều học tập chất lượng, kể cả các em bị F0, F1 đang cách ly y tế; việc xét nghiệm, tầm soát dịch cho giáo viên thường xuyên phải giảng dạy nhiều lớp cũng được thực hiện nghiêm”. 

Toàn quốc hiện có 43 tỉnh, thành cho trẻ mầm non, mẫu giáo trở lại trường học trực tiếp; cấp tiểu học là 46 tỉnh, thành; cấp THCS, THPT (trừ khối lớp 6) là 53/63 tỉnh, thành đã bố trí học sinh trở lại trường học; tỷ lệ học sinh, giáo viên tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 đạt tỷ lệ cao.

Tại Hậu Giang việc thí điểm học trực tiếp tại 3 địa phương bước đầu cho thấy tình hình khá ổn, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ: “Tỉnh đã triển khai thí điểm cho học sinh khối lớp 12 tại huyện Vị Thủy, Long Mỹ và thị xã Long Mỹ trở lại trường học trực tiếp. Sau gần 2 tuần, đa số các học sinh, giáo viên đều rất phấn khởi khi được đi học trực tiếp, tâm lý học tập tích cực. Công tác phòng dịch hiệu quả, việc theo dõi sát các triệu chứng, sức khỏe học sinh đảm bảo, không có trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong nhà trường. Các trường tăng cường giải pháp học tập hấp dẫn, thu hút học sinh, tạo sự hào hứng, ham thích đến trường học tập của các em; tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh yên tâm cho con đến trường học tập an toàn, chất lượng, phối hợp y tế địa phương trong việc phòng dịch cho học sinh”.

 Hoạt động thí điểm này, được xem như một đợt tổng diễn tập để các trường thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong nhà trường. Ngành giáo dục và đào tạo sẽ có đánh giá rút kinh nghiệm, dựa trên tình hình thực tế diễn biến dịch bệnh, đánh giá mức độ an toàn theo các tiêu chí đã ban hành, kế hoạch tổ trực dạy học trực tiếp của các trường… tham mưu UBND tỉnh có những chỉ đạo cụ thể, trước khi tổ chức dạy học trực tiếp đại trà. Ông Phạm Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, cho biết: “Về cơ bản tất cả các trường học trong địa bàn huyện đều đã chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các phương án, thiết bị y tế an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học hiệu quả; tăng cường giải pháp an toàn trước trong và sau khi học sinh trở lại trường học tập”.

Những học sinh được thí điểm đến trường học trực tiếp luôn thực hiện nghiêm “Thông điệp 5K”.

Tránh tình trạng cực đoan, chần chừ, e dè thái quá…

Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Học sinh đã không đến trường trong thời gian dài, nhiều em bị giảm kỹ năng xã hội nên trong vài ngày đầu tiên, nhà trường cần tạo điều kiện để các em làm quen lại với môi trường lớp học, từ đó phục hồi khía cạnh cảm xúc xã hội, bố trí thời khóa biểu học phù hợp, kế hoạch kiểm tra đánh giá linh động, không gây áp lực cho học sinh, giáo viên. Chúng tôi đã đề nghị Bộ Y tế sớm có văn bản chỉ đạo điều chỉnh về cách xác định cấp độ dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đó sẽ ban hành văn bản phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới.

Đưa học sinh THCS trở lên đến trường học là một yêu cầu. Còn với học sinh mầm non, tiểu học, cần chuẩn bị các điều kiện, làm tốt tư tưởng để có sự đồng thuận của phụ huynh. Tránh tình trạng cực đoan, chần chừ, e dè thái quá, hoặc chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho các trường, cho thầy cô...”.

Bài, ảnh: CAO OANH