Sẽ có danh mục ngành hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài
TheựthảoLuậtĐầutưsửađổiQuyđịnhchặtchẽđểđảmbảoyếutốanninhquốcphònhận định newcastle vs evertono báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày tại Quốc hội chiều 26/5, đa số ý kiến đại biểu nhất trí bổ sung quy định về ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Có ý kiến đề nghị cần quy định nguyên tắc xác định ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần phải rà soát, đối chiếu kỹ với các cam kết quốc tế có liên quan; cần quy định Danh mục về tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể loại địa bàn hạn chế đầu tư nước ngoài tại luật và giao Chính phủ cụ thể hoá thành Danh mục.
Tiếp thu các ý kiến, UBTVQH đã bổ sung khoản 3 Điều 9 quy định căn cứ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, giao Chính phủ công bố ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Dự thảo luật giao Chính phủ công bố Danh mục này là nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định đầu tư song phương và các cam kết khác có thể thay đổi hoặc sẽ đàm phán trong tương lai, UBTVQH cho biết.
Liên quan đến việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị làm rõ, bổ sung quy định tiêu chí xác định phân loại địa bàn xã, phường, hải đảo, ven biển đối với việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vì đây là khu vực trọng yếu liên quan đến an ninh, quốc phòng của đất nước. Đồng thời làm rõ trách nhiệm, trình tự, thủ tục lấy ý kiến của bộ quản lý ngành trong các trường hợp này. Có ý kiến đề nghị bổ sung thủ tục đăng ký trong trường hợp nhà đầu tư trong nước giảm vốn dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc nhà đầu tư nước ngoài thay thế nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp (khác quốc tịch) hoặc chính nhà đầu tư đó thay đổi quốc tịch.
Theo UBTVQH, vị trí các đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển đã được thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 26 của dự thảo giao Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại điều này, trong đó có trình tự, thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trường hợp này phải lấy ý kiến của bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó, trong đó có điều kiện về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu vốn không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các giải pháp để đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh.
Xử lý những bất cập trong chuyển nhượng dự án
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 5 nội dung quy định: “Thủ tướng Chính phủ có quyền ngăn chặn việc chuyển nhượng dự án đầu tư đang xây dựng hoặc đang hoạt động cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu xét thấy việc chuyển nhượng đó có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia”.
Theo UBTVQH, việc chuyển nhượng dự án đầu tư đang xây dựng hoặc đang hoạt động cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đã tính đến yếu tố quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, nội dung về bảo đảm quốc phòng, an ninh còn được quy định ở các điều, khoản khác của dự thảo luật. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện về quốc phòng, an ninh và bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Về chuyển nhượng dự án đầu tư, tại phiên họp, đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) cũng cho rằng, thời gian qua, vấn đề chuyển nhượng dự án phát sinh rất nhiều bất cập mà không thể xử lý được do quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án rất dễ dàng. Trên thực tế có rất nhiều nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư nhưng không thực hiện dự án mà chỉ để chuyển nhượng lại dự án hưởng chênh lệch. Trong khi đó, các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư tại Điều 46 của dự thảo là quá dễ dàng và điều kiện ràng buộc tại các luật có liên quan cũng còn thiếu chặt chẽ.
Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm các điều kiện để kiểm soát hoạt động chuyển nhượng dự án, tương tự như đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo việc đề xuất dự án là thực chất, không phải lập dự án để chuyển nhượng hưởng chênh lệch như hiện nay.
Phát biểu tại phiên họp về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã có một số quy định để đảm bảo an ninh, tránh đầu tư núp bóng, đầu tư chui, kiểm soát đầu tư tại các địa bàn yếu tố nhạy cảm về quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, tiếp thu các ý kiến đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu để có chính sách quản lý phù hợp hơn, mạnh hơn về vấn đề này. Tới đây, trong chỉ thị mới về thu hút đầu tư nước ngoài trong tình hình mới sắp được ban hành cũng sẽ lồng ghép một số chính sách mới để đảm bảo thu hút vốn đầu tư nước ngoài đúng mục tiêu, mục đích.
D.A