Chỉ có sự “chuyển dịch” của một số đơn hàng
Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh mới công bố gần đây của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết,ệpFDIchưarờiViệtNamvìkết quả trân đấu đêm qua đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo khảo sát, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất của EuroCham đã phải chuyển dịch một phần đơn hàng hoặc nhu cầu sản xuất sang các nước khác, do các nhà máy tại Việt Nam gặp khó khăn, 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này.
Trước ý kiến về việc làn sóng FDI hiện nay đang có xu hướng chuyển ra khỏi Việt Nam do những tác động của dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, nói FDI có xu hướng rời khỏi Việt Nam là chưa chính xác. Bởi vì FDI là đầu tư trung và dài hạn cho nên để chuyển FDI ra khỏi quốc gia đầu tư không phải là dễ dàng. Chỉ có xu hướng một số đơn đặt hàng được chuyển ra khỏi Việt Nam do dịch Covid-19 khiến phải đóng cửa nhà máy, thiếu hụt lao động để sản xuất, nên nhiều đơn hàng đã phải chuyển sang địa bàn khác trong chuỗi cung ứng.
Làm rõ hơn vấn đền đề này, ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam phân tích, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cần phải mất thời gian để có thể đạt được hiệu quả. Làn sóng dịch Covid-19 thứ tư tại Việt Nam hiện nay chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng giảm thiểu FDI trong vài tháng vừa qua so với cùng kỳ năm trước và cũng có những lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề trong ngắn hạn.
|
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn với đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Có nhiều lý do khác nhau để các nhà đầu tư đầu tư vào đây. Việt Nam là một quốc gia đang tăng trưởng nhanh và cũng có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh. Do vậy, Việt Nam đã trở thành điểm đến của rất nhiều doanh nghiệp FDI không chỉ phát triển để xuất khẩu mà còn phát triển để cung cấp cho nhu cầu trong nước. ASEAN nói chung là một thị trường rất hấp dẫn và Việt Nam chính là một điểm đến quan trọng để có thể thực hiện nhiều hoạt động sản xuất chế biến chế tạo cung cấp cho cả khu vực ASEAN.
“Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như Việt Nam trong hiện tại về dịch Covid-19. Vì vậy, Việt Nam không phải là trường hợp duy nhất chịu sự ảnh hưởng lên dòng vốn FDI. Tôi nghĩ rằng, đây cũng không phải là một vấn đề chính dẫn đến FDI chuyển ra ngoài Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có những cách tiếp cận cả trong ngắn hạn và trung hạn để phát triển và thu hút được FDI trong thời gian tới” - ông Andrew Jeffries nhấn mạnh.
“Dư địa” niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài
Việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp đã làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng, qua đó ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với kinh tế Việt Nam vẫn dược duy trì.
Trong bản cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 9 mới đây, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) phân tích, 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Theo WB, mức tăng trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Bà Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, mặc dù dòng vốn FDI giảm do cú sốc Covid-19, nhưng vẫn có sự vững vàng so với các quốc gia khác trên thế giới, cho thấy niềm tin vào tiềm năng kinh tế của Việt Nam. Theo bà, Việt Nam đã làm rất tốt việc thu hút FDI trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khác trên thế giới bị đứt gãy chuỗi sản xuất, dòng vốn đầu tư. “Kể cả trong khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tương đối vững vàng, cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào khả năng chống đỡ của Việt Nam. Việc FDI giao động vào thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay là điều rất bình thường và dòng tiền đầu tư sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế của Việt Nam phục hồi” - bà Dorsati Madani nhấn mạnh.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm 43,8% so với cùng kỳ. Việc vốn FDI vào Việt Nam đang tăng trở lại, dù có thể chưa bền vững nhưng điều này cũng đã góp phần khẳng định, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đến và tiếp tục ở lại Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 4,4% Theo số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến ngày 20/9/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm 43,8% so với cùng kỳ. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, điều này nằm trong dự đoán, khi vào ngày cuối cùng của tháng 8/2021, Hải Phòng đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư tăng vốn thêm 1,4 tỷ USD cho LG Display, nâng tổng vốn đầu tư của dự án này lên 4,65 tỷ USD. Đây là dự án “tỷ đô” thứ ba đăng ký đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm tới nay, bên cạnh 2 dự án khác là Dự án Điện khí ở Long An, 3,1 tỷ USD và Dự án Nhiệt điện Ô Môn II ở Cần Thơ, vốn đăng ký 1,31 tỷ USD. Sau 9 tháng, Singapore vẫn là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam, với gần 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, Hàn Quốc đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Còn Nhật Bản đứng vị trí thứ ba, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư, tăng 88,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn, mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 9 tháng qua. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)