Mawsynram,ộcsốngởnơiẩmướtnhấtruc tiep miami một ngôi làng nhỏ ở Đông Bắc Ấn Độ, nhiều năm được xem là nơi ẩm ướt nhất trên thế giới với lượng mưa trung bình năm cao nhất từng được ghi nhận đến 11.872mm.
Vật dụng che mưa của người dân làng Mawsynram.
Ngôi làng Mawsynram nằm sát với biên giới Bangladesh và có lượng mưa trung bình hơn 11.800mm mỗi năm. Do nằm ở sườn núi phía Bắc của quận East Khasi Hills, bang Megalaya, Ấn Độ, nơi có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, nơi các luồng không khí mang hơi ẩm đến đây và gây mưa liên tục.
Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và tập trung nhiều nhất là vào tháng 5 đến tháng 7. Tháng mưa nhiều lượng mưa trung bình lên tới hơn 3.000mm. Do lượng hơi ẩm tập trung nhiều nên nơi đây còn được gọi là ngôi làng trên mây. Tuy cảnh quan thiên nhiên độc đáo và hệ thực vật phong phú nhưng người dân sinh sống ở đây cũng phải thích nghi với thời tiết có một không hai trên hành tinh.
Để thích nghi với trời mưa khi làm việc ngoài đồng hoặc ngoài trời, người dân làm ra những tấm che mưa hình dáng giống mai rùa gọi là Knups. Knups được đan chặt từ sậy hoặc nan tre, đủ che từ đầu đến đầu gối. Vật dụng này giúp họ vừa tránh mưa, vừa dễ làm việc hơn so với loại áo mưa thông thường.
Vào mỗi mùa khô, người dân Mawsynram dành nhiều tháng trời để chuẩn bị cho một mùa mưa kéo dài, liên tục và không có nắng. Họ sửa lại mái nhà, lót nhiều lớp thật dày để đảm bảo không bị dột và cũng để hạn chế âm thanh của mưa trên mái nhà, chặt củi và tích trữ thật nhiều trong nhà bởi đây là nguồn nhiên liệu để nấu nướng khi không thể ra ngoài. Họ cũng mua sẵn nhiều loại thực phẩm, ngũ cốc bởi ít có người dám ra ngoài thường xuyên khi trời mưa quá nhiều. Việc trồng trọt cũng khó khăn hơn ở thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều nên người dân thường nhập nhiều thực phẩm từ nơi khô ráo về bán.
T.NGỌC (Tổng hợp từ Dailymail, Phys.org)