TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Sắp diễn ra sự kiện trải nghiệm Seoul thu nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh |
Ngày 27/7,ồChíMinhĐẩymạnhhợptácchốngbiếnđổikhíhậuđểpháttriểnđôthịbềnvữtiếp bóng đá nhà cái Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan phối hợp vợi UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm về “Phát triển đô thị bền vững” với trọng tâm là chống biến đổi khí hậu, nhân chuyến thăm của Thị trưởng Rotterdam, ông Ahmed Aboutaleb đến TP. Hồ Chí Minh.
Ông Ahmed Aboutaleb, Thị trưởng TP. Rotterdam, Vương quốc Hà Lan |
Hội nghị có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Việt Nam và Hà Lan, nhằm thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm của Rotterdam nói riêng và Hà Lan nói chung với TP. Hồ Chí Minh trong việc chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng ngập lụt và sụt lún đất ngày càng gia tăng.
Phát biểu khai mạc, ông Daniel Stork, Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết: sẽ xem xét, phân tích các sáng kiến hợp tác trước đây của TP. Rotterdam và TP. Hồ Chí Minh về những thách thức của lũ lụt và biến đổi khí hậu. Đồng thời, mong có cơ hội hợp tác về các chủ đề mới nổi như sụt lún đất…
Thị trưởng Rotterdam, ông Ahmed Aboutaleb tại tọa đàm đã chia sẻ kinh nghiệm về chống lũ lụt của Rotterdam với TP. Hồ Chí Minh. Do TP. Hồ Chí Minh gần biển nên dễ bị triều cường và lụt lội nên Hà Lan muốn chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt tại TP. Thủ Đức... “Chúng tôi đã làm việc với chính quyền địa phương và làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) để có tài trợ cho các dự án giảm thiệu lụt lội của TP. Hồ Chí Minh”- Thị trưởng Rotterdam cho biết.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan trao đổi với Thị trưởng Rotterdam, ông Ahmed Aboutaleb cùng các doanh nghiệp bên lề tọa đàm phát triển đô thị bền vững |
Hiện TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững. Trước thực tế này, các đại biểu đã cùng nhau phân tích, thảo luận, trao đổi về những thách thức với các chủ đề như: chống ngập đô thị, biến đổi khí hậu, sụt lún đất… cũng như khả năng hợp tác giữa trong tương lai giữa TP. Rotterdam và TP. Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, để giải quyết vấn đề quan trọng nhất về nguồn vốn cho các dự án chống biến đổi khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh, ông Kelvin Vương - Giám đốc công ty quản lý Quỹ CFM (Climate Fund Managers) - chia sẻ: Giải pháp về tài chính của CFM hiện có những quỹ chuyên dụng với 2 nguồn quỹ cho năng lượng xanh và quỹ về làm sạch nguồn nước khoảng 1,7 tỷ USD. Quỹ thứ 3 vẫn đang tiếp tục huy động vốn. Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư lớn của CFM với khoảng 170 triệu USD đã được triển khai cho các dự án. Sắp tới chúng tôi triển khai nhiều hạng mục hơn nữa tại Việt Nam, ông Kevin Vương khẳng định.
Ông Kelvin Vương - Giám đốc công ty quản lý Quỹ CFM (Climate Fund Managers) chia sẻ kinh nghiệm về thu hút vốn các dự án ứng phó biến đổi khí hậu |
Để có thể thu hút nhiều nguồn vốn cho TP. Hồ Chí Minh hơn nữa, ông Kevin khuyến cáo: Các dự án ứng phó biến đổi khí hậu phải được gắn kết với phát triển kinh tế. Vì vậy chính quyền cần suy nghĩ thêm về việc hoạch định các chính sách, quy hoạch phải được gắn kết với các vấn đề trụ cột của thành phố như: Hệ thống giao thông; tính dễ bị tổn thương của thành phố và những nhóm người nào cần phải quan tâm; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong toàn thành phố…
Ông Frank Pogade - Phó Chủ tịch Green Grouth Sector và là đại diện Ủy ban Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, chuyên phụ trách các vấn đề về nguồn nước - cho biết: Các công ty châu Âu tại Việt Nam ngày càng quan tâm đến ngập lụt vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Theo ông Frank, các công ty châu Âu sẵn sàng đưa ra giải pháp và đóng góp về mặt tài chính cho việc chống biến đổi khí hậu và tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên đóng góp như thế nào thì phải bàn kỹ. Đặc biệt ông Frank cho rằng cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tác động trầm trọng của biến đổi khí hậu hơn nữa để toàn dân có ý thức.
Đại diện TP. Hồ Chí Minh cho rằng, biến đổi khí hậu là một cuộc chiến cam go, dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Đây cũng là nguyên nhân TP. Hồ Chí Minh chưa thể tập trung vào các dự án chống biến đổi khí hậu bài bản vì cần tới hàng tỷ USD. Nếu muốn thu hút được nguồn vốn tư nhân đầu tư theo hợp tác công - tư thì phải có chính sách về nguồn lợi kinh tế như thế nào. Nếu không có chính sách thu hút cụ thể thì khó thu hút được nguồn vốn tư nhân tham gia vào các dự án chống biến đổi khí hậu hàng tỷ USD.
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại buổi tọa đàm |
Phát biểu kết luận, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tin rằng những thông tin, kinh nghiệm,bài học chia sẻ trong tọa đàm này đã giúp TP. Hồ Chí Minh có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về thách thức ngập lụt và biến đổi khí hậu.
Theo ông Hoan, TP. Hồ Chí Minh là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Đây là thách thức to lớn đến sự phát triển bền vững của TP. Hồ Chí Minh trong tương lai. Nhận thức rõ thách thức đó và thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP 26, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, giai đoạn 2020 - 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai 56 chương trình, dự án để thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ chính: Giảm phát thải khí nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu và chuẩn bị nguồn nhân lực.
Để thực hiện thành công 3 nhiệm vụ trọng tâm trên, theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh nỗ lực và nguồn lực của mình, TP. Hồ Chí Minh rất cần sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và đào tạo nhân lực, trong đó Rotterdam là một đối tác mà thành phố xác định là trọng điểm trong quan hệ đối ngoại giai đoạn 2020 - 2025.
Trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng hợp tác với các đối tác Hà Lan, Rotterdam để tìm ra giải pháp căn cơ cho thách thức của biến đổi khí hậu. “Tôi mong rằng chúng ta sẽ cụ thể hóa những nội dung được trao đổi hôm nay, biến nó thành những dự án cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết mà thành phố đang đối mặt, đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”- Ông Võ Văn Hoan kỳ vọng.
Tại buổi tọa đàm, ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Hữu nghị TP. Hồ Chí Minh - Hà Lan, Phó Chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam đã chúc mừng và tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, bà Elsbeth Akkerman. Cả hai bên cùng hứa hẹn sẽ nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác toàn diện hơn nữa giữa Hà Lan và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới. |