【kèo bóng đá thái lan】Kiểm tra để hỗ trợ, góp ý khắc phục hạn chế

Đó là mục đích của những đợt kiểm tra mà Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Hậu Giang với các huyện,ểmtrađểhỗtrợgpkhắcphụchạnchếkèo bóng đá thái lan thị, thành trong toàn tỉnh. Đợt kiểm tra dịp cuối năm lần này, diễn ra từ ngày 14 đến 26-12 cũng không ngoại lệ...

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, được tổ chức thường xuyên tại nhà văn hóa - khu thể thao ấp.

Nhiều dấu ấn nhưng vẫn còn khó

Đó là nhận xét chung của những người xây và giữ các danh hiệu văn hóa. Hậu Giang hiện có 25/54 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 13/22 phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Việc nâng chất các danh hiệu văn hóa là việc làm thường xuyên, có sự vào cuộc của các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, còn có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Ban chỉ đạo phong trào các cấp. Từ đó, việc vạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện dần đi vào nề nếp, có chiều sâu. Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH, cho biết, vào những thời điểm nhất định trong năm, Ban chỉ đạo có thể tổ chức kiểm tra tất cả các huyện, thị, cũng có thể chọn lựa những nơi làm chưa tốt để kiểm tra, cũng có thể giao cho tổ chuyên viên kiểm tra, hỗ trợ địa phương xây dựng, nâng chất các danh hiệu văn hóa cũng như việc xây dựng và nhân rộng những mô hình mới… Công việc được thực hiện đều đặn, thường xuyên, có sự phối kết giữa các ngành, các cấp, đã từng bước đưa phong trào đi vào chiều sâu, chất lượng. Nhiều mô hình mới nhận được sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, như  mô hình con đường đẹp, tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, tuyến phố văn minh… Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Hậu Giang hiện có 59/76 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, 486/539 ấp, khu vực có nhà văn hóa - khu thể thao, tạo điều kiện cho người dân vui chơi, giải trí…

Dù có nhiều thành tựu, tuy nhiên, từng lúc, từng nơi, phong trào vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên dễ dàng thấy những nơi được quan tâm, phong trào sẽ phát triển làm thay đổi diện mạo rất rõ rệt, như ở thị xã Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A… Tổ chức hoạt động ở các thiết chế văn hóa như ở trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã và nhà văn hóa - khu thể thao cấp ấp. Hoạt động còn rời rạc, chủ yếu chỉ khai thác là nơi làm việc, chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân. Cái chính là nhân lực ở đây không đủ khả năng tổ chức và cũng không có kinh phí để tổ chức. Hiệu quả lắm là tổ chức được các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử, nhưng phải là những người có tâm huyết, tự nguyện hùn tiền lại để cùng chơi. Bà Dương Thị Liên, Phó Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Mười mấy người trong CLB đều là những người đam mê. Hồi trước, chưa có nhà văn hóa ấp, thì sinh hoạt luân phiên ở nhà. Giờ có rồi thì lại nhà văn hóa sinh hoạt. Ai có gì, mang lại cùng góp vui cho buổi sinh hoạt. Dù vậy nhưng mọi người cũng đóng góp quỹ”. Để tổ chức thường xuyên như ở CLB này giờ rất hiếm, bởi đa phần những thành viên cuộc sống ổn định, có nhu cầu gặp gỡ không chỉ ca hát, mà còn  chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, hùn vốn để giúp nhau giải quyết những khó khăn đột xuất… Vì thế, hiện thời, việc tổ chức khai thác không năng của hệ thống thiết chế văn hóa là điều khó khăn nhất, cần có sự vào cuộc hỗ trợ, chia sẻ cách thức tổ chức của các ngành, các cấp. Bởi ở địa phương gặp rất nhiều điều khó, từ kinh phí đến người có đủ tâm, tầm đứng ra tổ chức.

Công tác gia đình bắt đầu được quan tâm

Nếu như trước đây, gia đình chỉ là một mảng ghép rất nhỏ, ít được đề cập đến thì những năm gần đây, mảng này đang được tiếp sức để dần tạo vị thế. Ngay trong đợt kiểm tra cuối năm, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Hậu Giang cũng đã yêu cầu các đơn vị có một báo cáo riêng, đầy đủ về công tác gia đình. Từ đó, nổi bật lên việc từng địa phương quan tâm đến lĩnh vực này nên có cái nhìn và đánh giá khá toàn diện. Ông Nguyễn Văn Mới, Trưởng phòng VH-TT thành phố Vị Thanh, cho biết, trên địa bàn hiện từ xã, phường đến ấp, khu vực có 187 CLB, cơ sở gia đình phát triển bền vững, phòng chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng… Những đợt cao điểm tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, các đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng trực quan, bằng việc tổ chức tọa đàm lồng ghép các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo không khí vui tươi, đầm ấm.

Bên cạnh đó, các địa phương còn triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, kiện toàn bộ máy công tác gia đình và đội ngũ cộng tác viên phụ trách ở cơ sở; triển khai công tác gia đình gắn với Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Ngoài ra, việc quan tâm  đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình được quan tâm. Từ đó, tránh được những trường hợp bạo hành đáng tiếc xảy ra. Bà Nguyễn Thị Lý nhấn mạnh: “Công tác gia đình sẽ tiếp tục được quan tâm đặc biệt, để mỗi gia đình đều ý thức trách nhiệm của mình, cùng nhau xây dựng những tế bào nhỏ của xã hội này cùng tạo nên một xã hội tốt đẹp”.

Ngày 22-12, đoàn kiểm tra do ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Hậu Giang, làm trưởng đoàn, đã kiểm tra về phong trào và công tác gia đình tại thị xã Long Mỹ. Đây là đơn vị thứ 6 được kiểm tra. Ông Đồng Văn Thanh đã đánh giá cao những nỗ lực của địa phương trong việc xây dựng và nâng chất các danh hiệu văn hóa, đồng thời nhấn mạnh: Thời gian tới, địa phương cần tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động để tiếp tục nâng cao ý thức cho người dân; có giải pháp để nâng chất các danh hiệu văn hóa; quan tâm đến những giải pháp giảm nghèo hiệu quả; rà soát các mô hình, xem mô hình nào còn hiệu quả để nhân rộng.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ