Theếtậpthểsẽnhậnđượchỗtrợưuđãitươngxứxem kết quả anho PGS-TS Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế(Bộ Tư pháp): “Hạn chế này sẽ được xử lý triệt để khi triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW”.
PGS-TS Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) |
Luật HTX hiện hành dành hẳn một điều quy định các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước dành cho khu vực kinh tế tập thể. Vì thế, có thể nói, kinh tế tập thể đã nhận được sự ưu tiên, ưu đãi đặc biệt so với các thành phần kinh tế khác, thưa ông?
Đúng là luật có nhiều quy định ưu tiên, ưu đãi từ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật..., đến tiếp cận vốn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; giao đất, cho thuê đất. Nhưng chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều, nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc không khả thi.
Đây là nguyên nhân khiến khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết 13-NQ/TW (ngày 18/3/2002) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm; số lượng HTX tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong HTX có xu hướng giảm; không ít thành viên tham gia hoạt động của HTX còn hình thức... Đặc biệt, phần lớn HTX, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp.
Chính vì vậy, mới đây (ngày 16/6/2022), Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Tôi cho rằng, đây là quyết sách kịp thời nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển xứng tầm và phải cùng với kinh tế nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Theo ông, ngoài những ưu đãi, hỗ trợ hiện hành, khu vực kinh tế tập thể cần tiếp tục được hỗ trợ những gì?
Rất mừng là Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác (thay thế Luật HTX năm 2012) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đã bám sát quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Nghị quyết 20-NQ/TW, nên đã dành hẳn một chương quy định về các chính sách hỗ trợ, trong đó quy định cụ thể nguyên tắc, tiêu chí, nguồn vốn, nội dung, phương thức hỗ trợ. Nhờ vậy, sẽ chấm dứt được việc hỗ trợ chung chung, hỗ trợ... trên tivi vì không có nguồn lực.
Còn hỗ trợ cụ thể thế nào thì các luật chuyên ngành quy định, nhưng phải bảo đảm công khai, minh bạch; phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ chức kinh tế hợp tác không thấp hơn chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, điều này đã được hiến định. Thưa ông, nếu hỗ trợ, ưu đãi quá nhiều cho kinh tế tập thể có dẫn đến mất bình đẳng?
Các nước trên thế giới đều có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng biệt đối với với các chủ thể kinh tế nhất định. Việt Nam cũng có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế giới, vì khu vực này yếu thế hơn, dễ bị tổn thương hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Nếu không có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù, thì doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là siêu nhỏ, khó có thể tồn tại.
Khu vực kinh tế tập thể còn yếu thế hơn cả khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên nhận được sự hỗ trợ hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là hợp đạo lý. Hơn nữa, hỗ trợ kinh tế tập thể, về bản chất, là hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tạo việc làm..., chứ không phải hỗ trợ HTX cạnh tranh với khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn lực của Nhà nước có hạn, vì vậy cần dựa vào số lượng thành viên, doanh thu hoặc tổng nguồn vốn để phân loại kinh tế tập thể thành các nhóm từ siêu nhỏ, nhỏ, vừa đến lớn để hỗ trợ đúng đối tượng, đúng trọng tâm, trọng điểm.
Để triển khai được Nghị quyết 20-NQ/TW thì phải sửa các luật có liên quan về hỗ trợ. Như vậy, muốn được hỗ trợ, khu vực kinh tế tập thể vẫn phải chờ sửa luật và không biết phải chờ đến bao giờ, thưa ông?
Nghị quyết 20-NQNQ/TW đã quy định cụ thể về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể từ chính sách đất đai, phát triển nguồn nhân lực, tài chính, tín dụng..., đến chính sách bảo hiểm xã hội. Nhưng nếu không sửa các luật có liên quan, thì không biết căn cứ vào quy định nào của pháp luật để hỗ trợ.
Vì thế, để xử lý vấn đề này, theo tôi, Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác nên bổ sung thêm một điều quy định, tất cả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được áp dụng cho khu vực kinh tế tập thể. Sau đó, khi sửa luật nào thì bổ sung quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh tế tập thể theo nguyên tắc: các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể phải bằng hoặc cao hơn so với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông có tin rằng, Nghị quyết 20-NQ/TW sẽ là động lực để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển?
Nghị quyết 20-NQ/TW đã đặt ra mục tiêu rất cụ thể về phát triển kinh tế tập thể đến năm 2030 và đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu đặt ra, quan điểm dứt khoát của Đảng coi kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Tôi cho rằng, nghị quyết đã có, Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác đang được xây dựng với nhiều quan điểm rất tiến bộ, các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, tín dụng, thuế, phí, lệ phí, đất đai được sửa đổi trong thời gian tới bám sát Nghị quyết 20-NQ/TW, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể sẽ được cụ thể hóa, nên khu vực này nhất định phát triển. Bởi phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, theo cơ chế thị trường và xuất phát từ nhu cầu thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn.