【keonhacai.con】Thư viện… chờ người đọc
Thư viện Nguyễn Chí Thanh là mô hình thư viện ở huyện thị hoạt động hiệu quả nhất trong tỉnh
Khó trăm đường
Đến thư viện tại Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể thao thị xã Hương Thủy,ưviệnchờngườiđọkeonhacai.con chúng tôi thấy không khí vắng vẻ. Trong thư viện, chỉ có 2 em nhỏ ngồi trước máy tính, cán bộ phải chạy qua, chạy lại hai phòng làm việc khác nhau vì… kiêm nhiệm nhiều công việc.
Bà Nguyễn Thị Hải, cán bộ phụ trách thư viện cho biết, năm 2015, chỉ có 1.550 lượt bạn đọc với 138 thẻ thư viện được cấp, giảm nhiều so với các năm trước. Điều đáng nói là những năm gần đây, số lượng thanh thiếu niên đến thư viện đọc sách rất ít ỏi. Từ ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quỹ BillGates tài trợ 10 máy tính có kết nối internet cho các thư viện để đáp ứng nhu cầu người đọc, mỗi nơi phải mở cửa hằng ngày dưới sự giám sát qua camera của đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, hệ thống máy tính này cũng chỉ thu hút được một vài người, đặt các thư viện trong cảnh nhiều ngày mở cửa nhưng vắng bạn đọc.
Hiện nay, ngoài thư viện Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) có cơ sở riêng và 2 cán bộ phụ trách (một biên chế, một hợp đồng) thì các huyện thị còn lại đều sử dụng cơ sở vật chất trong các trung tâm văn hóa - thông tin hoặc phòng văn hóa - thông tin. Cán bộ kiêm nhiệm nhiều vai nên khó khăn trong thu hút bạn đọc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ngoài thư viện Nguyễn Chí Thanh đang hoạt động khá tốt với lượng bạn đọc trung bình 40 lượt/ngày thì các thư viện ở những huyện thị khác mỗi ngày chỉ đón…vài người, thậm chí có ngày “sách nằm chờ người nhưng chẳng thấy ai”, gây lãng phí. “Sáu tháng đầu năm 2016, thư viện Nguyễn Chí Thanh có 72.268 lượt đọc trong khi thư viện Phú Lộc chỉ có 502 lượt đọc, thư viện Hương Thủy là 960 và thư viện Nam Đông là 512 lượt. Số thẻ đọc của nhiều đơn vị chưa đến 100 thẻ”, bà Trương Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Xây dựng phong trào, Thư viện Tổng hợp tỉnh nói.
Thư viện Hương Thủy vắng bạn đọc
Một khó khăn nữa khiến các thư viện vắng người đọc là hạn chế về đầu sách. Từ năm 2014, chương trình mục tiêu quốc gia cắt nguồn hỗ trợ sách cho các thư viện. Do kinh phí của các đơn vị hạn chế, việc bổ sung sách khá ít. Đầu sách cũ cũng là lý do chính khiến người đọc không mặn mà với các thư viện.
Không dễ giải quyết
Ông Đỗ Hữu Hà, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh: “Tới đây, chúng tôi sẽ mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyện môn cán bộ thư viện và làm việc với ngành giáo dục để tìm phương án kích thích văn hóa đọc, giúp mô hình thư viện các huyện, thị hoạt động hiệu quả hơn”. |
Đặt câu hỏi về việc có nên để thư viện các huyện thị tiếp tục tồn tại khi hoạt động thiếu hiệu quả, nhiều câu trả lời cho rằng, trước tình hình văn hóa đọc đang “xuống cấp”, những thư viện này giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trên. Câu trả lời này đặt ra một vấn đề: giải pháp nào để thư viện tuyến huyện hoạt động hiệu quả?
Ông Đỗ Hữu Hà, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh chia sẻ, ngoài dấu hiệu đi xuống của văn hóa đọc, thì những nguyên nhân dẫn đến khó thu hút bạn đọc là vốn tài liệu, cán bộ phụ trách, kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất. Thực tế thì yếu tố cơ sở vật chất và con người ở mô hình thư viện các huyện thị (ngoại trừ thư viện Nguyễn Chí Thanh) đang bất cập dẫn đến khó lại càng khó.
Theo ông Hà, Thư viện Tổng hợp tỉnh chỉ có chức năng về chuyên môn, những vấn đề khác (kinh phí, con người, cơ sở vật chất,…) do các huyện thị quản lý, đứng đầu là Phòng văn hóa – thông tin. Do khó khăn về nguồn kinh phí nên địa phương khó tập trung đầu tư. Chính lãnh đạo các Phòng Văn hóa – Thông tin khi trao đổi cũng thừa nhận đây là vấn đề khó giải quyết.
Bà Mai Chi, Trưởng phòng Bổ sung biên mục, Thư viện Tổng hợp tỉnh cho rằng, vấn đề đầu sách có thể giải quyết theo hướng luân chuyển nguồn sách từ kho lưu động đến các thư viện để đổi mới nguồn sách. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, mở ra các chương trình phục vụ sách tại chỗ, triển lãm lưu động kết hợp các trò chơi, chiếu phim 3D tạo sinh động và các cuộc thi tìm hiểu, giới thiệu sách đến mọi người. Tuy vậy, nếu không có sự chung tay của các ban ngành thì khó để mô hình thư viện ở các huyện thị hoạt động hiệu quả và lượng người đọc tăng lên.
Bài, ảnh: LÊ HỮU PHÚC