【al ittihad – al-quwa al-jawiya】Cảnh báo sớm để hành động sớm

Ngày khí tượng thế giới (23-3) được Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Thông điệp này nhấn mạnh vai trò công tác thông tin,ảnhbaacuteosớmđểhagravenhđộngsớal ittihad – al-quwa al-jawiya dự báo, cảnh báo sớm, đồng thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, cơ quan quản lý thiên tai và chính quyền các địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm phòng, chống hiệu quả với thiên tai, góp phần bảo vệ sinh mạng, sinh kế cho người dân, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 

Còn Giờ trái đất năm 2022 được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Kiến tạo tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ”. Qua đó, thông điệp mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu. Cũng tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết giảm phát thải khí metan toàn cầu đến năm 2030, tăng cường thích ứng với biến đổi khi hậu và tham gia nhiều sáng kiến khác. Cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 để khẳng định với cộng đồng quốc tế quyết tâm cao của Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. 

Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2022, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức “Tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết” từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 26-3-2022. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thực hiện lối sống xanh, lành mạnh, nói không với việc tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trái phép, hướng tới tiêu chí “thực phẩm bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm”.

Hưởng ứng chuỗi sự kiện quan trọng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện, tình hình thực tế, quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới và chiến dịch Giờ trái đất năm 2022 như: Treo pa-nô, băng rôn, áp phích được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm thích hợp. Lựa chọn, sử dụng các khẩu hiệu tuyên truyền, truyền thông.

Tổ chức các hội thảo, tọa đàm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức trực tuyến, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tăng thời lượng phát sóng các nội dung về giá trị của nước ngầm, thời tiết và khí hậu, công tác dự báo và cảnh báo phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy và thu hút các dự án xanh, năng lượng tái tạo nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm tăng cường bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước dưới đất. Phát động các phong trào trồng cây, trồng rừng, tích cực thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1-4-2021 của Thủ tướng Chính phủ…

Q.P (t/h)