Nhiều năm qua,ảiquanHàTĩnhVẫncòntỷđồngnợthuếkhóthuhồkèo bong đá 88 trên hệ thống quản lý thuế của Cục Hải quan Hà Tĩnh vẫn phải “gác” các khoản nợ đọng không thể thu hồi của những DN giải thể, mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Trong đó, để xử lý những khoản nợ này là hành trình vất vả, mất rất nhiều thời gian của cơ quan Hải quan nói chung và của cán bộ hải quan trực tiếp làm công tác này nói riêng.
Tính đến thời điểm này, số nợ thuế tại Cục Hải quan Hà Tĩnh đã giảm 18,5 triệu đồng. Trong đó, đã xóa nợ hơn 11,8 triệu đồng tiền phạt chậm nộp thuế của Công ty CP Xuân Hà, ghi giảm nợ thuế 6,7 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đại Thiện Thành do thực hiện thanh khoản và ra quyết định không thu thuế theo văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Hiện đã hoàn thiện 6 bộ hồ sơ và trình Tổng cục Hải quan xem xét xóa nợ cho các DN thuộc diện được xem xét xóa nợ thuế. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/11, Cục Hải quan Hà Tĩnh đang quản lý, theo dõi và xử lý đối với trên 29 tỷ đồng của 28 DN. Đây là các khoản nợ thuế, nợ phạt chậm nộp của các tờ khai hải quan phát sinh trước khi Luật Quản lý thuế năm 2007 có hiệu lực thi hành.
Hầu hết các khoản nợ này phát sinh từ năm 2000 trở về trước; tất cả đều không có khả năng thu đòi do các DN đã giải thể, phá sản, mất tích, bỏ trốn, chủ DN qua đời... Đáng chú ý, trong số 28 DN nợ thuế chây ỳ, nhiều DN có số tiền thuế nợ cao như: Công ty TNHH MTV Bắc Sơn (Hà Nội) nợ hơn 8 tỷ đồng tiền thuế phạt chậm nộp từ trước năm 2007, hiện tại, chủ DN đã qua đời. Được biết, ngoài khoản nợ hơn 8 tỷ đồng tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Bắc Sơn còn nợ gần 100 tỷ đồng tại Cục Hải quan Hà Giang.
Theo đại diện Cục Hải quan Hà Tĩnh, các khoản nợ mà đơn vị đang quản lý đều không có khả năng thu đòi bởi đã quá hạn 10 năm, DN đã có quyết định giải thể của cấp có thẩm quyền; bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký, ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Do đó, khi làm hồ sơ đề nghị xóa nợ thuế, đơn vị gặp gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin chứng minh không thực hiện hết các biện pháp cưỡng chế theo quy định (như biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng cưỡng chế do các đối tượng khác đang nắm giữ).
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đào Chí Thành, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết: “Từ 18/5/2018, Tổng cục Hải quan có Quyết định 1503/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK. Từ quyết định này, các khoản nợ không có khả năng thu đòi đã dần có hướng mở để thực hiện xóa nợ. Hiện tại, thay vì tìm tận nơi DN để đòi nợ, chúng tôi chuyển sang tập trung xử lý hồ sơ để trình xóa nợ”.
Ngoài việc thu thập thông tin DN thì hành trình hoàn thiện hồ sơ xóa nợ cũng “nan giải” không kém. Đối với biện pháp cưỡng chế “Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề”, nhiều trường hợp, đơn vị gửi công văn đến các sở, ngành, địa phương nhưng không nhận được sự phối hợp, phản hồi.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý nợ đọng thuế nhưng với sự nỗ lực của ngành, năm 2018, đơn vị đã được Tổng cục Hải quan xóa nợ cho Công ty cổ phần Xuân Hà (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và công ty TNHH Đại Thiện Thành (TP Hồ Chí Minh) với số tiền 24,04 triệu đồng. Hiện nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh đang trình Tổng cục Hải quan hồ sơ xóa nợ cho 5 DN.