【xem bong da nha cai】Tình hình Biển Đông mới nhất: Hải Dương 981 khoan giếng dầu mới ở Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtHảiDươngkhoangiếngdầumớiởBiểnĐôxem bong da nha caio những tin tức về tình hình Biển Đôngmới nhất, lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) Dương Hoa hôm 2/12 tuyên bố, giàn khoan Hải Dương 981 vừa hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu tại mỏ "siêu sâu" Lăng Thủy 18-1-1 ở Biển Đông. Giếng này nằm cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam 90 hải lý về phía Đông - Đông Nam, báo VnExpress dẫn nguồn tin từ Xinhua.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc từng khiến tình hình Biển Đông ‘dậy sóng’
Cụ thể, mỏ Lăng Thủy 18-1-1 có độ sâu 1.688 mét tính từ mặt nước tới đáy biển, thực tế giàn khoan khoan sâu tới 2.927 mét. Theo quy ước thế giới, giếng dầu cách mặt nước biển hơn 500 mét thuộc giếng dầu nước sâu, từ 1.500 mét trở lên thuộc giếng dầu khí nước siêu sâu. Trước đó, Cục hải sự quốc gia Trung Quốc (MSA) đã thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 18-1-1, vị trí 17°34’38”.6N/110°55’31”.2E, từ ngày 21/10 đến 20/11.
Trước đó vào hồi tháng 8, Trung Quốc cũng tuyên bố khoan thăm dò thành công giếng dầu Lăng Thủy 25-1S-1 cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam khoảng 140 hải lý. Giếng này có độ sâu từ mặt nước tới đáy biển gần 1.000 mét, hệ số áp suất vào khoảng 1,7 đến 1,9 và nhiệt độ cao hơn 150 độ C, thuộc loại giếng dầu có áp suất và nhiệt độ cao.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, báo Tiền Phong dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi công trong chuyến thăm Pháp và Bỉ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam từ ngày 30/11-2/12, lãnh đạo EU đã bày tỏ quan điểm mạnh hơn quan điểm mà EU vẫn nói từ trước tới nay về vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo EU đã bắt đầu bày tỏ quan điểm cứng rắn hơn về tình hình Biển Đông
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Việt Nam với nước chủ nhà Pháp, Bỉ, EU, các nước tham dự Hội nghị COP 21, Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Các nước bày tỏ ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam đó là tranh chấp ở Biển Đông cần phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), hướng tới thỏa thuận chính trị và quy tắc ứng xử chung ràng buộc giữa các bên, không sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không, không làm thay đổi hiện trạng, không quân sự hoá Biển Đông.
Nhân dịp chuyến thăm Bỉ và EU của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 2/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ra Tuyên bố báo chí chung về quan hệ Việt Nam-EU. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng ra tuyên bố chung với lãnh đạo Việt Nam.
Trong tuyên bố chung đầu tiên, lãnh đạo EU – Việt Nam đề nghị sớm thông qua Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông
Tuyên bố chung có đoạn viết: “Chúng tôi khẳng định cam kết duy trì hòa bình, tăng cường an ninh, tự do hàng hải và hàng không, giao thương hợp pháp không bị cản trở ở khu vực biển Đông. Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn và nhất trí về tầm quan trọng đặc biệt phải kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.
Chúng tôi kêu gọi không có những hành động đơn phương và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thế giới công nhận, đặc biệt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông và sớm thông qua Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông”.
Tuyết Trinh (T/h)
Định vị tên miền thương mại theo sở hữu trí tuệ