【tỷ số cúp】Khoán chi mới ở mức độ thăm dò, thí điểm
Theo đó, đã phân cấp mạnh cho các bộ, địa phương, đơn vị trong việc quy định nội dung, chế độ, định mức chi. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa chủ động xây dựng định mức khoán.
Đã có đầy đủ khung pháp lý về khoán chi
Tính đến thời điểm này, Nhà nước đã ban hành đầy đủ khung pháp lý về cơ chế khoán đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Đối với cơ quan nhà nước thực hiện khoán kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130. Cơ quan trung ương thực hiện khoán kinh phí theo số biên chế được giao. Còn cơ quan địa phương thực hiện khoán theo dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp dưới. Mức phân bổ được Thủ tướng Chính phủ ban hành, và hiện nay là thực hiện theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016. Ngoài ra, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Mặc dù cơ chế tài chính cho phép các cơ quan, đơn vị xây dựng định mức khoán chi trong phạm vi kinh phí giao tự chủ, giao thường xuyên nhưng các cơ quan, địa phương chưa chủ động xây dựng định mức khoán chi mà thường dựa vào các quy định có sẵn của Nhà nước hoặc bắt buộc thực hiện thì mới triển khai. Đơn cử như khoán kinh phí sử dụng xe ô tô các bộ, địa phương chưa triển khai nhiều do chưa có quy định bắt buộc, trong khi xe ô tô đã bố trí mua theo tiêu chuẩn, chế độ.
Đối với các ĐVSNCL, kinh phí đảm bảo hoạt động của đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL. Đến giai đoạn thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của ĐVSNCL theo Nghị định số 141 thì các đơn vị sự nghiệp tiếp tục thực hiện phương thức khoán chi phí theo hướng dẫn của Thông tư 71/2006/TT-BTC trước đây.Bên cạnh đó, đối với các chế độ chi sử dụng NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản về nội dung, chế độ, định mức chi tiêu chung, cũng như trong các ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong đó đã phân cấp mạnh cho các bộ, địa phương, đơn vị trong việc quy định nội dung, chế độ, định mức chi. Căn cứ định mức khung quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính, các bộ, địa phương, đơn vị quy định định mức chi tiêu cụ thể để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí của các bộ, ngành, địa phương. Từ đó đã tạo điều kiện thúc đẩy cho việc thực hiện khoán chi phí hoạt động theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như chi công tác phí; chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; khoán chi phí xe ô tô phục vụ công tác; khoán chi điện thoại công vụ; khoán chi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra thống kê, khoán chi tiền công thuê điều tra viên để phục vụ điều tra. Như vậy, hiện nay đã có đủ căn cứ pháp lý để các cơ quan, đơn vị xây dựng cơ chế khoán chi đối với các khoản chi được giao thực hiện chế độ tự chủ, giao thường xuyên.
Thiếu chủ động trong xây dựng định mức khoán chi
Qua báo cáo của các bộ, địa phương gửi đến Bộ Tài chính về tình hình thực hiện khoán chi cho thấy, hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện khoán ở mức độ thăm dò, thí điểm; chỉ thực hiện khoán đối với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân tỉnh) quy định rõ mức khoán, còn khoán chi do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định không nhiều. Chủ yếu các cơ quan, đơn vị khoán chi bằng tiền đối với văn phòng phẩm. Các nội dung chi còn lại nếu quy định khoán thì khoán theo định mức sử dụng, khi thanh toán phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Đơn cử, đối với khoán chi văn phòng phẩm, chủ yếu là khoán chi đến các phòng, ban; khoán cho cá nhân chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Đối với khoán kinh phí sử dụng phương tiện đi lại, chủ yếu mới khoán công đoạn đi sân bay. Khoán kinh phí sử dụng xăng dầu, hầu hết các đơn vị thực hiện khoán định mức sử dụng xăng dầu, khi thanh toán phải đảm bảo hóa đơn, chứng từ theo quy định. Các chi phí hoạt động khác được thực hiện khoán chi chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là kinh phí sử dụng nước, chi rửa xe, chi mua chè, nước uống…
Lý do được các cơ quan, đơn vị đưa ra là do việc xây dựng định mức khoán sát với thực tế là một vấn đề khó, đòi hỏi các đơn vị phải căn cứ vào thực tế sử dụng qua nhiều kỳ, phân tích các yếu tố liên quan để xây dựng mức khoán đảm bảo hiệu quả nhất, phải phù hợp với giá cả thị trường, phù hợp với khả năng nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên khả năng giám sát, theo dõi chi tiêu để làm cơ sở xây dựng định mức khoán của bộ máy quản trị, kế toán tại các cơ quan, đơn vị còn hạn chế; kinh phí dành cho chi bộ máy (ngoài quỹ tiền lương) của các cơ quan, đơn vị thấp nên không khuyến khích các đơn vị xây dựng định mức khoán chi.
Bên cạnh đó, khi xây dựng định mức khoán chi hoạt động, các bộ, địa phương gặp khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện khoán. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, định mức chi thường xuyên tăng, nhưng bao gồm chi cho hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (tiền lương và chi hoạt động thường xuyên) vào định mức, nên thực tế định mức chi thường xuyên không tăng trong khi giá cả thị trường tăng, nên các đơn vị gặp khó khăn trong nguồn kinh phí thực hiện khoán.
Bùi Tư